Hiện sản ph ẩm thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp dạng kẻo dẻo được nhiều bà mẹ mua về cho con nhưng theo các chuyên gia, nên lưu ý khi dùng sản phẩm này.
Bổ sung vitamin cho trẻ luôn là sự quan tâm của nhiều bà mẹ hiện nay. Nguyên nhân là bởi vitamin là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể mỗi người. Chúng giúp duy trì các hoạt động sống bình thường diễn ra trong cơ thể. Với t.rẻ e.m, chúng rất cần thiết cho sự phát triển của các bé. Điều đáng lo lắng là chế độ ăn của trẻ thường không cung cấp đầy đủ các vitamin mà cơ thể con cần nhưng các bé lại hiếm khi chịu uống vitamin bổ sung. Điều này là do các con thường nghĩ những viên vitamin bổ sung là thuốc mà trẻ thì vốn không thích uống thuốc.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất tung ra thị trường vitamin dạng kẹo dẻo dành riêng cho các bé. Vitamin dạng này khá dễ dùng do có mùi vị dễ chịu, hình thức bắt mắt.
Hiện nay, phụ huynh có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các nhãn hiệu thực phẩm bổ sung dạng kẹo dẻo trên thị trường, đặc biệt là các trang thương mại điện tử. Nhiều bà mẹ tin dùng những sản phẩm này để giúp con phòng ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do biếng ăn và thói quen ăn kẹo ngọt. Tuy nhiên, nếu không để ý đến khuyến cáo và liều lượng sử dụng, những viên vitamin dẻo đó lại có thể gây tác hại khó lường đến sức khỏe của trẻ.
Nên cân nhắc khi bổ sung sản phẩm thực phẩm vitamin dạng kẻo dẻo cho con vì quá nhiều tác hại nếu lạm dụng. Ảnh minh họa
Ngộ độc vitamin do quá liều
Vitamin dạng kẹo dẻo có thể chứa một hoặc tổng hợp các vi chất như calci, vitamin cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ khỏe mạnh và có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất không cần đến thực phẩm bổ sung Vitamin như vậy.
Đặc biệt đối với vitamin D ở liều cao có thể gây tích tụ calci trong m.áu, khiến trẻ mệt mỏi và nôn mửa. Bổ sung quá nhiều vitamin A có thể khiến tóc rụng, suy gan.
Một số vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K cần nhiều thời gian để cơ thể hấp thụ, do đó có thể tích tụ trong cơ thể. Dùng những vitamin này ở liều lượng lớn trong 1 khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc vitamin, có thể gây đau bụng hoặc cần nhập viện để điều trị.
Nguy cơ lạm dụng tạo thói quen ăn uống không khoa học
Vitamin dạng kẹo dẻo được sản xuất nhằm phục vụ t.rẻ e.m – đối tượng chưa thể sử dụng viên uống hoặc sợ dùng thuốc. Do đó, loại vitamin này có kết cấu và hương vị như viên kẹo dẻo thông thường, ngoài ra còn có màu sắc và nhiều hình dáng bắt mắt, thu hút các em nhỏ. Tuy nhiên nhiều trẻ lại có thể đòi hỏi cha mẹ cho ăn thường xuyên, vượt quá liều lượng khuyến nghị trên bao bì. Ăn vitamin dạng kẹo thay cho đồ ăn vặt cũng tạo ra thói quen ăn uống không khoa học.
Vitamin kẹo dẻo có thể tiềm ẩn nhiều chất tạo màu, chất làm ngọt
Về mặt thành phần, những viên kẹo dẻo dinh dưỡng này thường có thêm chất tạo màu và chất làm ngọt nhân tạo. Hương vị chủ yếu dùng cho loại kẹo này thường là vị trái cây tổng hợp như: dâu, cam, chanh, quả mâm xôi,… Chế độ dinh dưỡng có quá nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ sâu răng, bệnh béo phì và tim mạch.
Một số trẻ suy dinh dưỡng hoặc đặc biệt kén ăn sẽ cần đến thực phẩm bổ sung vitamin và các vi chất cần thiết như calci, sắt. Đối với trẻ bị một số bệnh mạn tính như hen phế quản, bệnh tiêu hóa, thuốc điều trị có thể tương tác với các vitamin trong kẹo dẻo dinh dưỡng.
Vitamin dạng kẻo dẻo chứa nhiều đường
Đường là chất xúc tác để tạo ra mùi vị hấp dẫn cho rất nhiều thực phẩm và việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ sâu răng, bệnh béo phì và tim mạch. Do vậy mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đề xuất đối với các đối tượng từ 2 – 18 t.uổi, không dùng quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Chưa kể mức năng lượng có trong mỗi viên kẹo dẻo vitamin tổng hợp cho bé thông thường có thể ở mức khoảng 15 calo cho mỗi viên. Điều này cũng góp phần tăng tổng lượng calo mà bé nạp vào mỗi ngày. Tuy lượng đường có trong kẹo dẻo dinh dưỡng không lớn nhưng có thể góp phần vào việc tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là khi bé dùng nhiều hơn một loại kẹo mỗi ngày và ăn các loại thực phẩm khác có thêm đường.
Không để trẻ nhỏ tự sử dụng kẹo dẻo vì dễ hóc nghẹn
Đối với t.rẻ e.m, kẹo dẻo vitamin có sức hút giống hệt kẹo ngọt thông thường và có độ dai nên rất dễ hóc nghẹn nếu trẻ ăn vội vàng, không nhai trước khi nuốt. Do đó, cha mẹ không nên để trẻ tự ý sử dụng kẹo như đồ ăn vặt hàng ngày. Sử dụng kẹo dẻo vitamin sau khi ăn giúp các vi chất được hấp thụ tốt nhất.
Ngoài ra kẹo dẻo vitamin không thay thế chế độ dinh dưỡng cân bằng từ thực phẩm tươi. Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, hạn chế nước ngọt và đồ ăn nhanh.
Lạm dụng thực phẩm chức năng để phòng bệnh: Lợi bất cập hại!
Với suy nghĩ để phòng bệnh, cơ thể cần bổ sung nhiều loại vitamin để nâng cao sức đề kháng, nhiều người đã lạm dụng các loại thực phẩm chức năng có thành phần chủ yếu là vitamin.
Tuy nhiên, do không tham vấn các chuyên gia y tế, dinh dưỡng, không nắm được cách thức bổ sung vitamin có trong thực phẩm chức năng như thế nào và nên dùng trong thời gian bao lâu nên nhiều khi việc “tẩm bổ” dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
Sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là vitamin không theo chỉ dẫn trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Quan niệm sai lầm
Tâm lý sử dụng thực phẩm chức năng giúp nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật không còn xa lạ với phần đông người dân Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc mỗi người tự tìm giải pháp nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình là điều cần thiết.
Và lời giải cho bài toán sức khỏe hiện được nhiều người áp dụng là bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chức năng có thành phần chính là các vitamin thiết yếu như A, B, C, D, E… Chia sẻ về thói quen này, chị Nguyễn Thị Minh Châu (đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, từ khi xuất hiện đợt dịch Covid-19 đầu tiên, chị luôn có tâm trạng phấp phỏng, sợ các thành viên trong gia đình có thể bị nhiễm loại vi rút nguy hiểm này.
Chính vì thế, ngoài áp dụng các biện pháp như hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, chị Châu còn tìm các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng cho cả nhà. Bên cạnh đó, chị cũng thường xuyên mua, sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi. Tuy nhiên, theo lời chị Châu thì chỉ có chị sử dụng thường xuyên, đều đặn còn các thành viên khác trong gia đình thỉnh thoảng mới sử dụng.
Những tưởng như vậy là an tâm, song gần đây chị Châu thấy hay bị đau bụng. Nghĩ đơn giản là mình bị rối loạn tiêu hóa, chị mua men tiêu hóa về uống, thay đổi chế độ ăn, hạn chế dầu mỡ, song tình trạng bệnh không được cải thiện, mức độ đau ngày càng tăng; đến khi không chịu được, chị đi khám và nhận được kết luận là bị sỏi thận. Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị Châu mới biết thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng có chứa vitamin C của mình là một trong những nguyên nhân tạo sỏi.
Tương tự, với lý do “không bổ ngang cũng bổ dọc”, chị Đào Quỳnh Anh (phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) thường xuyên sử dụng 2 – 3 loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin với suy nghĩ vitamin A tốt cho mắt, vitamin D bảo vệ xương khớp, vitamin E giúp làn da thêm đẹp…
Những ví dụ trên cho thấy hiện tượng đáng lo ngại: Nhiều người không chỉ lạm dụng vitamin cho bản thân, mà còn cho t.rẻ e.m sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin trong khoảng thời gian dài. Trường hợp bé Dương Thị Vân Trang (phường Dương Nội, quận Hà Đông) là minh chứng rõ ràng về hệ lụy nguy hiểm khi cha mẹ lạm dụng quá đà sản phẩm này.
Chị Đào Minh Hương – mẹ bé Trang kể rằng con gái 8 tháng t.uổi ăn ngủ bình thường, nhưng vì lo sợ dịch bệnh và đọc trên các trang mạng xã hội thấy các mẹ khuyên nhau bổ sung vitamin A, D, C để tăng sức đề kháng cho con nên chị tìm mua các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin về cho con uống.
Hai tháng sau, bé Trang lười ăn hơn, không có dấu hiệu tăng cân, thậm chí suốt ngày nôn trớ, thỉnh thoảng bị co giật. Sốt ruột, chị bế con đến bệnh viện. Sau khi bác sĩ thăm khám, chị Hương mới hối hận khi biết con mình bị như vậy là do uống quá liều vitamin A có trong thực phẩm chức năng.
Hệ lụy khôn lường
Lạm dụng vitamin C dễ gây nguy cơ sỏi thận.
Nói về hệ lụy của việc lạm dụng các loại vitamin có trong thực phẩm chức năng, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, vitamin A có tác dụng tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Nhưng khi trẻ uống nhiều dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin, khoáng chất của thực phẩm chức năng sẽ dẫn tới hiện tượng thừa vitamin A, có thể khiến trẻ bị phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ.
Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều thực phẩm chức năng có chứa vitamin A cũng bị khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng tóc… Phụ nữ mang thai nếu lạm dụng cũng có thể khiến thai nhi gặp khuyết tật khi sinh.
Đối với những người bị loãng xương, nếu sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin A quá nhiều thì lượng phốt pho trong m.áu tăng cao, dễ dẫn đến việc mất canxi xương, tăng nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu về bệnh loét dạ dày cho thấy, việc bệnh nhân uống thuốc điều trị có bổ sung vitamin A sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Về thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng, bác sĩ Lại Thanh Hà, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho hay, việc lạm dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa vitamin C trong thời gian dài có thể gây ra bệnh sỏi thận, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông m.áu.
Tương tự, với thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là vitamin D, các chuyên gia xương khớp cảnh báo nhiều hệ lụy như tăng hàm lượng canxi trong m.áu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận, đọng canxi ở thận, chán ăn, tiêu chảy, tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới t.ử v.ong. Với t.rẻ e.m, việc lạm dụng thực phẩm có vitamin D có thể gây hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Phụ nữ có thai dùng quá nhiều vitamin D sẽ dẫn đến vôi hóa nhau thai.
Để sử dụng các loại vitamin một cách khoa học, an toàn, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm lưu ý: Vitamin và khoáng chất có trong nhiều loại rau xanh, quả chín, vì thế, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người trưởng thành nên ăn 400 gram rau xanh mỗi ngày. Với hoa quả, tùy vào sở thích của từng người, nên ăn khoảng 100 – 300 gram mỗi ngày để cung cấp vitamin C, E, A, beta caroten… cho cơ thể.
“Người dân không nên lạm dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa nhiều loại vitamin, nếu muốn sử dụng thì cần có sự tư vấn từ các chuyên gia y tế nhằm tránh các hệ lụy đáng tiếc”, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm cảnh báo.
Còn bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng thì cho rằng, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, t.rẻ e.m, người mắc nhiều bệnh nền, bệnh mạn tính đang điều trị với nhiều loại thuốc cùng lúc không nên sử dụng các loại vitamin có trong thực phẩm chức năng theo kinh nghiệm truyền miệng vì điều đó có thể khiến cơ thể phản ứng với thuốc, gây tác hại cho sức khỏe.
Mặt khác, với mỗi người thì mức độ cần thiết sử dụng vitamin trong các sản phẩm thực phẩm chức năng là khác nhau, vì thế, cần có sự thăm khám, đ.ánh giá và chỉ định từ bác sĩ về việc có nên sử dụng hay không, liều lượng và thời gian dùng trong bao lâu là hợp lý…
Vitamin như “dao hai lưỡi”, nếu được bổ sung dư thừa sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.