Nấm linh chi được xem là một loại “thần dược” tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác hại không tốt.
Nằm trong danh sạch những phương thuốc quý hiếm và bổ dưỡng, nấm linh chi luôn luôn được săn đón bởi những công dụng bất ngờ trong chữa bệnh và làm đẹp.
Trong nấm linh chi có chứa polysaccharides có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể, tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, trong nấm linh chi còn có 1 loại polysaccharides ức chế tế bào ung thư ác tính.
Không chỉ vậy, hoạt chất acid ganodenic trong linh chi có tác dụng giảm đau, giải độc gan, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể.
Nấm linh chi giúp giảm độ kết dính của m.áu nhờ tác dụng tăng lipoprotein mật độ cao trong m.áu từ đó dần dần chuyển hóa hòa tan và đào thải cholesterol mật độ thấp. Nhờ đó mà nấm linh chi giúp ổn định bệnh lý tim mạch tốt hơn.
Nấm linh chi còn hiệu quả với bệnh tiểu đường, giúp tăng lượng m.áu đến tuyến tụy, tăng lượng insulin tiết ra từ tụy giúp bệnh nhân tiểu đường giảm đường huyết, đường niệu.
Linh chi cải thiện tuần hoàn ở da, khử gốc tự do ở da giúp nhuận da, mịn da, giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp mạn.
Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng “thần dược” tuyệt vời này thì nó sẽ trở thành “độc dược”.
Sử dụng nấm linh chi quá nhiều sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tăng testosterone ở nam giới gây nên việc làm tăng ham muốn t.ình d.ục, căng cơ. Đối với những cơ địa quá mẫn cảm có thể gây nên tình trạng nổi mụn, rụng tóc hói đầu.
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra thì nên ngưng sử dụng nấm linh chi ngay.
Cách sử dụng tốt nhất với nấm linh chi là tán bột hoặc để miếng nhỏ sắc với nước.
Hầu hết các thành phần dược chất chính có trong nấm linh chi như triterpenes đều khó tan trong nước lạnh nhưng lại rất dễ hòa tan trong rượu và nước nóng, đây là hoạt chất tạo nên vị đắng của nấm linh chi.
Còn polysaccharides khi hòa tan trong nước sẽ có trọng lượng phân tử lớn, nó thường bao bọc quanh nấm linh chi để tạo độ cứng và rất khó tiêu hóa bởi cơ thể cơn người.
Vì vậy, khi sử dụng nấm linh chi phải được nấu với nước để có thể chiết các thành phần hoạt tính.
Nếu dùng nấm linh chi để hãm trà thì nên dùng nước thật nóng để hãm ít nhất 10 – 20 phút để những hoạt chất có trong nấm linh chi kịp chiết trong nước tránh gây lãng phí.
Những lầm tưởng về giải độc gan
Nhiều người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp giải độc và chữa lành tổn thương gan. Quan điểm này có chính xác?
Gan là hệ thống chính của cơ thể giúp đào thải độc tố, làm sạch m.áu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Giải độc, nâng cao chức năng gan là thói quen cần được duy trì để cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo TS Tinsay Woreta của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), những lầm tưởng dưới đây khiến việc giải độc gan không mang lại hiệu quả.
Dùng thực phẩm chức năng sẽ bảo vệ gan?
Nhiều sản phẩm giải độc gan được bày bán quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, TS Tinsay Woreta cảnh báo nhiều loại không do FDA quản lý và cấp phép. Bà Woreta lo ngại chất lượng của chúng vì chưa được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng sai cách cũng là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng tới gan. Do đó, TS Tinsay Woreta khuyến cáo chúng ta nên cẩn trọng và tìm hiểu đầy đủ về các thực phẩm chức năng, tránh “tiền mất tật mang”.
Để gan hoạt động tốt, chúng ta có thể giải độc qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh: Healthline.
Giải độc giúp điều chỉnh những tổn thương gan?
Theo TS Woreta, một số người bị tổn thương gan (viêm, xơ…) cho rằng giải độc sẽ giúp lấy lại chức năng cho gan. Nhưng quan niệm này không chính xác. Với những người đã mắc bệnh, làm sạch gan chỉ giúp hạn chế diễn biến nặng, chúng ta cần điều trị bằng các phương pháp được y học khuyến cáo.
Ngoài ra, bạn nên tiêm chủng viêm gan A, B, ngừng uống rượu để gan có cơ hội phục hồi. Đây là cơ quan có khả năng tái tạo và tự chữa lành sau tổn thương. Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cách tốt nhất là giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.
Béo phì không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan?
TS Woreta khẳng định béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh lý nền nguy hiểm khác cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Chất béo, mỡ thừa trong gan có thể gây viêm, hình thành các khối xơ hóa. Xơ gan nếu không điều trị có nguy cơ hình thành khối u ác tính gây ung thư.
Bên cạnh những lầm tưởng trên, chúng ta nên lắng nghe cơ thể. Khi gan có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Ngoài ra, từ 23h đến 5h là thời gian các túi mật, gan, phổi tích cực hoạt động. Độc tố được loại bỏ hiệu quả nhất cho cả 3 bộ phận này khi con người đang chìm vào giấc ngủ sâu. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23h.
Bệnh về gan không thể phòng ngừa?
Hiện nay, số ca mắc bệnh về gan tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến một số người lầm tưởng xơ gan, viêm gan không thể phòng ngừa. Trái lại, TS Tinsay Woreta cho hay nếu duy trì lối sống lành mạnh, bạn sẽ có lá gan khỏe, cơ thể dẻo dai. Dưới đây là những lời khuyên nhằm tránh các bệnh về gan của TS Tinsay Woreta.
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Theo định lượng, nam giới không nên uống nhiều hơn 3 ly rượu/ngày, nữ giới không vượt quá 2 ly/ngày. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư gan do rượu bia.
Duy trì cân nặng: Chỉ số BMI của người khỏe mạnh ở mức 18-25. Để duy trì con số này, bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên. Lối sống lành mạnh còn giúp hạn chế phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, bệnh viêm gan do virus có thể lây nhiễm qua các hành vi như sử dụng m.a t.úy, quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Viêm gan thường phát triển âm thầm trong nhiều năm, nên bạn cần kiểm tra chức năng gan và khám tổng quát thường xuyên.