Nhiều người cho rằng chất xơ là thành phần vô tích sự của thực phẩm, vì hầu hết không có giá trị dinh dưỡng.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú.
Tuy nhiên khi chất xơ giúp việc bài tiết phân dễ dàng, từ đó giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, tránh được nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất xơ được định nghĩa như là phần dự trữ và hình thành tế bào polysacharid của thực vật, đặc biệt có nhiều trong trái cây, rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu. Các nguồn này đều chứa chất xơ tan và không tan.
Lượng chất xơ trong rau khoảng 0,3-3,5% tùy loại rau. Mọi người thường ít quan tâm đến chất xơ trong bữa ăn hàng ngày trong khi chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Hiện nay người ta đã thấy rõ vai trò của chất xơ đối với việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi tại ruột tạo ra các chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng bài xuất các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, thoáng qua thì thấy chất xơ là thành phần vô tích sự của thực phẩm, vì hầu hết không có giá trị dinh dưỡng. Nhưng nó được coi là thực phẩm chức năng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất xơ được thừa nhận có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, đái tháo đường, táo bón, ung thư…
Chuyên gia phân tích, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư. Lý do vì nó làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ axít của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột. Việc giảm thời gian ruột già tiếp xúc với các thành phần độc có khả năng gây ung thư trong các thức ăn đóng vai trò quan trọng.
Khi kết hợp với nước, chất xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm và khối phân to ra hơn trước khiến vách thành ruột càng bị kích thích mạnh, làm tăng nhu động ruột, giúp cho việc bài tiết phân được dễ dàng.
Việc dễ dàng đi ngoài giúp thải dễ dàng các độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc này. Điều này giúp tránh được nguy cơ ung thư đại tràng.
Với bệnh ung thư vú, chất xơ không hòa tan trong nước làm giảm lượng estrogen trong m.áu. Vì vậy, chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì nhu cầu chất xơ tối thiểu cần là 18-20g/người/ngày. Ở một số nước có khuyến nghị nhu cầu chất xơ cao hơn như Nhật bản là 20-25g/người/ngày, Mỹ khoảng 28-30g/người/ngày…
Nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn nguồn thực vật như trong rau các loại khoảng 0,7-2,8%, trong hoa quả chín lượng xơ ít hơn (0,5 – 1,3%), khoai, sắn, măng và các loại hạt (gạo, đậu đỗ, ngô, lúa mì…) có lượng xơ cao (0,7 – 4,5%).
Một số lưu ý khi dùng chất xơ:
Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến.
Không nên ăn chất xơ nấu quá nhừ vì nó chuyển thành dạng bột đường. Vì vậy nếu có thể ăn rau vừa chín tới, đặc biệt rau sống và rau còn giòn.
Rửa trái cây và rau trước khi dùng để loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật. Tốt nhất ăn trái cây không nên gọt vỏ vì lớp này có nhiều chất xơ không hòa tan trong nước.
Giữa hai bữa ăn, nên dùng trái cây khô khi đói.
Chất xơ trong khẩu phần ăn tăng từ từ để bộ máy tiêu hóa thích nghi được với món ăn khó tiêu này và tránh đầy bụng.
Uống nhiều nước, vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.
Theo ngaynay
Vì sao béo phì lại có nguy cơ ung thư cao?
Tình trạng béo phì và thừa cân có sự gia tăng đáng báo động ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia với người trưởng thành từ 25 đến 64 t.uổi, tỷ lệ này cao báo động. Đây là yếu tố gia tăng bệnh ung thư.
Béo phì làm gia tăng nguy cơ ung thư?
Gia tăng béo phì
Kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng t.uổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI> 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ t.iền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%.
Tỷ lệ thừa cân/béo phì đang gia tăng theo t.uổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng bụng/vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo t.uổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động.
Trên toàn cầu, theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới béo phì là một một vấn nạn. BS Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết béo phì có nguy gây ra nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư. Ở phụ nữ béo phì làm tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh ung thư phụ khoa, bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Theo bác sĩ Tiến những người béo phì có nguy cơ ung thư đó là do sự liên quan giữa béo phì và các bệnh ung thư là hormone s.inh d.ục, kháng insulin và một số cytokine khác. Không những thế, bệnh nhân béo phì có tiên lượng điều trị ung thư thành công không cao bằng người có chỉ số BMI bình thường.
Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư
Bác sĩ Tiến cho biết, khoa của ông thường xuyên gặp những phụ nữ có chỉ số BMI lớn trên 27 và bị ung thư đặc biệt ung thư phụ khoa, ung thư vú. Khoa Ngoại I, bệnh viện Ung bướu TP.HCM từng phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung vòng bụng lên tới 112 cm. Bác sĩ vô cùng vất vả mổ cho bệnh nhân.
Hơn nữa, bác sĩ Tiến cũng cảnh báo béo phì có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư phụ khoa. Những xét nghiệm trước phẫu thuật có thể bị hạn chế nếu bệnh nhân béo phì. CT-scanner hoặc MRI có thể không thể quan sát rõ được các tương phản vì thành bụng quá dầy có thể làm tăng khoảng cách từ khối u tới bảng ghi kết quả. Đặc biệt là béo phì gây khó khăn cho việc sinh thiết nội mạc tử cung và nội soi bàng quang. Tại phương Tây, nhiều bệnh nhân thậm chí còn nặng hơn cả giới hạn trọng lượng cho bàn mổ và giường bệnh viện.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 40 % bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung có tình trạng béo phì. Sự tương tác giữa béo phì, estrogen, tình trạng kháng insulin và cơ chế sinh ung đã được nghiên cứu rất kỹ. Do đó, mô mỡ sẽ chuyển hóa androstenedion thành estrogen và đây là nguồn estrogen chính ở những phụ nữ mãn kinh.
Béo phì cũng làm gia tăng ung thư buồng trứng, ở những bệnh nhân béo phì (BMI> 30 kg/m2) có nguy cơ ung thư buồng trứng tăng 30%. Nguyên nhân của việc gia tăng nguy cơ này được cho là có liên quan đến sự thay đổi nội tiết ở những bệnh nhân béo phì.
Giả thuyết cho rằng ở những bệnh nhân mãn kinh, việc béo phì sẽ làm tăng nồng độ estrogen nội sinh trong m.áu được tổng hợp từ mô mỡ. Trong các loại giải phẫu bệnh thì béo phì liên quan đến carcinôm tế bào sáng nhưng ít liên quan đến carcinôm dạng nội mạc tử cung và carcinôm tiết nhầy.
Phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường, đặc biệt là giai đoạn mãn kinh. Thừa cân cũng làm tăng 1,5- 2 lần nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân đã bị ung thư vú.
Nguyên nhân là do tế bào mỡ sản xuất ra estrogen, càng nhiều tế bào mỡ có nghĩa là càng nhiều estrogen trong cơ thể và estrogen có thể kích thích ung thư vú phát triển. Tuy nhiên mối quan hệ giữa thừa cân và ung thư vú rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ví dụ như vị trí của mỡ thừa: Mỡ thừa xung quanh bụng tăng nguy cơ bị ung thư vú hơn so với cùng lượng mỡ thừa ở hông và đùi.
Chính những nguy hiểm của thừa cân béo phì, các bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất hãy lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục ngay từ hôm nay. Chị em phụ nữ lười tập thể dục và càng nhiều t.uổi thì việc giảm cân càng khó khăn hơn. Hướng dẫn chế độ ăn uống để giảm cân cho người Mỹ cụ thể như sau: Ăn ít hơn 10% calo mỗi ngày từ đường. Ăn ít hơn 10% calo mỗi ngày từ chất béo bão hòa. Ăn ít hơn 2,3mg muối mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau củ quả, giảm tinh bột, đường, rượu bia là cách tránh tối đa nguy cơ ung thư.
Theo infonet