Trong 5 năm qua, dự án Phát triển dịch vụ chăm sóc mắt t.rẻ e.m tại Bình Định của tổ chức Orbis đã tạo điều kiện cho hơn 900 trẻ sinh non tại 4 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên được khám sàng lọc bệnh võng mạc.
Hội nghị sơ kết dự án Phát triển dịch vụ chăm sóc mắt t.rẻ e.m tại Bình Định. Ảnh: Sở Y tế tỉnh Bình Định
Số liệu được chia sẻ tại Hội nghị sơ kết dự án Phát triển dịch vụ chăm sóc mắt t.rẻ e.m tại Bình Định diễn ra ngày 19/12.
Được triển khai từ năm 2014-2019, dự án “Phát triển dịch vụ chăm sóc mắt t.rẻ e.m tại Bình Định” hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề cấp bách trong công tác chăm sóc mắt cho t.rẻ e.m thông qua việc tăng cường sự sẵn có của dịch vụ y tế tại địa phương, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.
Sau 5 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, điển hình là hỗ trợ xây dựng, đào tạo để đưa vào hoạt động khoa Mắt t.rẻ e.m tại Bệnh viện Mắt tỉnh Bình Định, cung cấp dịch vụ có chất lượng bao gồm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh lác/lé, sụp mi, đục thủy tinh thể bẩm sinh, glôcom…
Nhờ đó, hơn 61.000 lượt khám sàng lọc, 66.000 lượt điều trị và hơn 1.650 ca phẫu thuật bệnh về mắt đã được thực hiện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe thị lực của bệnh nhân tại 4 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai và Kon Tum.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần đáng kể vào việc xây dựng năng lực cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để đơn vị có thể kịp thời phát hiện và xử trí bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Trong 5 năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã khám sàng lọc bệnh võng mạc cho hơn 900 trẻ sinh non.
Những can thiệp này có vai trò quan trọng trong việc giúp giảm tỷ lệ mù lòa và cải thiện vấn đề giảm thị lực ở t.rẻ e.m tại Bình Định và các tỉnh lân cận.
Dự án cũng bao gồm hoạt động thiết lập mạng lưới chuyển tuyến tại tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận, nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành trong phòng, điều trị bệnh về mắt ở t.rẻ e.m cho cộng đồng.
Tại Hội nghị sơ kết dự án, Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã được trao tặng cho tổ chức Orbis quốc tế tại Việt Nam và 3 thành viên của Orbis đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện dự án. Đại diện tổ chức Orbis quốc tế tại Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương cho 10 tập thể và 11 cá nhân trong ngành y tế và giáo dục đã có nhiều đóng góp vào các hoạt động của dự án.
Chuyên gia gây mê của Orbis hướng dẫn quy trình chuẩn bị tại phòng mổ. Ảnh: Orbis Vietnam
Nhãn khoa t.rẻ e.m là một thách thức đối với y học tại Việt nam cũng như các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính là do bệnh về mắt ở t.rẻ e.m thường là bệnh bẩm sinh, đòi hỏi các bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu để phát hiện và điều trị, cần sử dụng các trang thiết bị đặc thù, và đặc biệt yêu cầu gây mê trong phẫu thuật. Do vậy, ở các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam chỉ có khoảng 10% – 50% số t.rẻ e.m được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc mắt chuyên sâu.
Theo một nghiên cứu được Orbis công bố vào năm 2017, Việt Nam là một trong bốn nước có tỷ lệ mù lòa t.rẻ e.m cao nhất châu Á với khoảng 23.000 trẻ mù hai mắt và hơn 3 triệu trẻ bị suy giảm thị lực. Rất may mắn là hơn 50% trường hợp mù lòa t.rẻ e.m có thể phòng tránh hoặc điều trị nếu được khám và phát hiện kịp thời.
Với sự hỗ trợ của tổ chức Orbis quốc tế, Bệnh viện Mắt tỉnh Bình Định đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chăm sóc mắt t.rẻ e.m bao gồm bác sĩ mắt t.rẻ e.m, điều dưỡng mắt t.rẻ e.m, kỹ thuật viên khúc xạ t.rẻ e.m, bác sĩ/ kỹ thuật viên gây mê được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các chuyên gia mắt t.rẻ e.m và gây mê quốc tế của Orbis cũng thường xuyên đến hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực khám và điều trị cho đội ngũ cán bộ y tế. Orbis cũng tài trợ nhiều trang thiết bị y tế nhãn khoa chuyên dùng hiện đại, chuẩn hóa phòng mổ của bệnh viện mắt nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh tại bệnh viện mắt Bình Định.
Theo thoidai.com
Oxy tinh khiết giúp trẻ sinh non tự thở lúc chào đời
Theo Frontiers in Pediatrics, các bác sĩ Hà Lan đã dùng oxy tinh khiết giúp trẻ sinh non tự thở. Hóa ra, phương pháp này có hiệu quả hơn tất cả các biện pháp được dùng từ trước đến nay.
Cung cấp oxy tinh khiết ngay sau khi sinh dẫn đến hơi thở ổn định hơn, cũng như nhịp thở tốt hơn ở trẻ sinh non – Ảnh: Flickr
Thở tự phát, thở độc lập khi sinh là rất quan trọng. Điều quan trọng là phải làm mọi thứ để tránh các can thiệp hô hấp xâm lấn vào cơ thể mỏng manh của trẻ sơ sinh. Nhưng tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cơ thể cản trở hơi thở tự nhiên và có nguy cơ đặc biệt cao đối với trẻ sinh non.
Hầu hết trẻ sinh non cần được chăm sóc y tế khi sinh do sức mạnh cơ bắp thấp và phổi chưa phát triển hoàn chỉnh. Sự giúp đỡ này thường bằng cách cung cấp không xâm lấn mặt nạ để tránh các thủ tục phức tạp hơn có thể dẫn đến tổn thương phổi và đại não. Nhưng để làm cho mặt nạ hiệu quả, nên để trẻ sinh non tự thở.
Trước đây, người ta tin rằng việc cung cấp oxy tinh khiết trong những khoảnh khắc đầu đời của t.rẻ e.m có thể kích thích bé thở sâu hơn và thường xuyên hơn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai thử nghiệm điều này. Bây giờ, một nhóm các nhà khoa học từ các trường đại học Leiden và Amsterdam đã quyết định thử nghiệm trên thỏ trước khi chuyển sang nghiên cứu lâm sàng với t.rẻ e.m.
Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học đã chia 26 con thỏ sinh non, rất khó thở, thành 2 nhóm được hỗ trợ hô hấp không xâm lấn khi sinh. Một nhóm nhận được 21% oxy thông qua mặt nạ (tương đương với lượng oxy bình thường trong không khí) và nhóm còn lại nhận oxy tinh khiết. Họ phát hiện ra rằng việc cung cấp oxy tinh khiết ngay sau khi sinh dẫn đến hơi thở ổn định hơn, cũng như nhịp thở tốt hơn.
Trong một nghiên cứu mới, các tác giả đã sử dụng một kỹ thuật tương tự để kích thích hô hấp ở trẻ sinh non. Họ chia ngẫu nhiên 52 trẻ sinh non thành 2 nhóm. Một nhóm nhận được hỗn hợp khí với nồng độ oxy 30% qua mặt nạ và nhóm còn lại nhận oxy tinh khiết.
Lượng khí oxy trong m.áu của trẻ được so sánh với các giá trị tham chiếu đề xuất. Sau đó, oxy của mặt nạ điều chỉnh theo cách duy trì nồng độ của khí này trong m.áu trong phạm vi thích hợp.
Kết quả trùng khớp với dự đoán của các nhà nghiên cứu: những đ.ứa t.rẻ sinh non trong nhóm được thở 100% oxy có nhịp hô hấp cao hơn và oxy hóa tốt hơn, và cuối cùng, chúng cần ít thời gian hơn để thông phổi.
Điều này có nghĩa là các cơ quan và mô quan trọng của những đ.ứa t.rẻ sinh non này đã nhận được nhiều oxy quý giá mà chúng cần để sống sót và có thể nhanh chóng tự thở.
Các nhà nghiên cứu đã cẩn thận điều chỉnh nồng độ oxy trong không khí hít vào và giảm dần nồng độ khi trẻ bắt đầu tự thở. Điều này đã được thực hiện để tránh những tác động tiêu cực của nồng độ oxy cao đối với cơ thể.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi