Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua một lần cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Dưới đây là bài thuốc dễ làm cực hiệu nghiệm do lương y chỉ dẫn.
Mùa đông dễ khiến bạn cảm cảm lạnh. Ảnh minh họa
Vào mùa đông, những người có hệ miễn dịch yếu thường dễ mắc chứng cảm lạnh. Thông thường, chúng ta không cần đi khám khi bị cảm lạnh và chỉ nên nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và bệnh có thể khỏi trong vòng 7-10 ngày. Lương y Nguyễn Minh Phúc đã chỉ ra những món ăn, bài thuốc cực hiệu quả, dễ kiếm, dễ thực hiện và có thể đỡ ngay sau khi sử dụng.
Trong Đông y còn gọi cảm nhiễm phong hàn (gió lạnh), bệnh hay gặp mùa lạnh, thời tiết thay đổi ở những người dương hư, vệ khí kém. Khi bị cảm lạnh thường biểu hiện đau đầu nghẹt mũi xổ mũi ho, có khi phát sốt không có mồ hôi người sợ lạnh…. Phòng trị cảm lạnh chủ yếu tân ôn giải biểu tăng sức đề kháng. Mới bị cảm lạnh đơn giản dùng món ăn bài thuốc sau:
Trà gừng tươi
Gừng tươi 30-40g thái thật mỏng cho nước sôi hảm thêm ít mật ong uống ngày vài lần. Tác dụng giải phong hàn, làm ra mồ hôi, ấm tỳ vị, tiêu đờm cầm nôn).
Cháo giải cảm
Gạo 100g, rau tía tô, hành hoa, gừng tươi mổi vị 20-30g thái nhỏ, trứng gà 1 quả thêm tiêu mắm muối gia vị vừa đủ cho vào tô khi cháo chín nhừ đổ chung ăn nóng cho ra mồ hôi, sau đó đắp mền cho ra mồ hôi. Bài này không chỉ chữa trị chứng cảm lạnh còn trị các chứng cảm mạo tứ thời.
Cháo thịt gà
Thịt gà mái ghẹ 100g nấu cháo cho thêm gia vị gừng, hành, tiêu mắm muối vừa đủ nấu cháo ăn tuần một vài lần. Theo sách Tuệ Tĩnh “thịt gà mái vị chua tính bình không độc trị phong hàn thấp, bổ 5 chứng hư lao…” đây là món ăn bài thuốc dùng rất thích hợp người dương khí hư, cảm phong hàn, hoặc ăn các món cháo khác chế biết từ: thịt chim bồ câu, chim cu, cá trắm hoặc cá mè, cá chép, cho thêm hành gừng đều có tác dụng giải ngoại cảm phong hàn…
Thông xị thang
Hành ta 5 củ to, đạm đậu xị (đậu đen chế) 30g. Sắc uống, tác dụng: thông dương phát hãn, chủ trị: mới cảm, đầu đau mũi ngẹt. Ngoài ra cảm lạnh nên tăng cường ăn rau có vị cay ấm như: rau kinh giới, tía tô, rau mùi, thì là, húng quế, cải cay các loại rau thơm và các món khác chế biến từ thịt cá rau củ đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, ớt, hành, tiêu, tỏi, nghệ tăng thêm tính ấm đều có tác dụng giải phong hàn.
Lưu ý: Nếu cảm lạnh có ho đờm nhiều dùng gừng tươi, vỏ quít mỗi vị 30g thái lát chưng mật ong ngậm uống. Nếu cảm lạnh xổ mũi nước Rùi mùi tàu, gừng tươi, mỗi vị 30-40g sắc uống sắc uống liên tục 5-7 ngày.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Mẹo nhỏ dân gian giúp điều trị các bệnh thường gặp vào mùa đông
Việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở nhiều.
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc thì bạn nên nắm cho mình một số mẹo nhỏ dân gian, giúp điều trị nhanh chóng, an toàn và hiệu quả các bệnh thường gặp phải trong mùa đông ngay tại nhà của mình.
Đầu tiên là bệnh cảm lạnh. Cảm lạnh do virus gây ra ở đường hô hấp, có biểu hiện như: mệt mỏi, ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt
Ngoài việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bàn tay thì người bệnh có thể kết hợp với loại nước hãm gừng tươi, tía tô để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn. 30g tía tô, cùng 15g gừng tươi sắc hãm 15 phút sau đó thêm đường để uống
Bài thuốc thứ hai cũng đem lại hiệu quả cao cho người bệnh đó là cháo hành gừng. Nguyên liệu chính gồm: 2 – 3 củ hành, 10g gừng, 60g gạo tẻ. Cho gạo vào nấu chín, múc ra bát. Sau đó, cho hành thái nhỏ, gừng giã vào cháo chín, khuấy đều và ăn nóng
Bệnh thường gặp trong mùa đông tiếp theo không thể bỏ qua đó là đau họng. Sự thay đổi, chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến cổ họng
Bài thuốc dân gian thường được sử dụng để chữa đau họng đó là trà kinh giới. Bởi trong lá kinh giới chứa hơn 40 hợp chất khác nhau, làm giảm các cơn hen suyễn. Để pha trà kinh giới, cần chuẩn bị 1,5 thìa cà phê lá, 1 chén nước và 1 – 2 thìa mật ong. Cho lá vào nấu khoảng 5 phút, sau đó để nguội và cho mật ong vào, khuấy đều
Một căn bệnh thường xảy ra với người già và trẻ nhỏ vào mùa đông đó là cảm cúm. Cảm cúm khiến người bệnh đau đầu, sốt, đau cơ, nghẹt mũi, …
Phương pháp điều trị hiệu quả đó là cho người bệnh ăn món cháo hành, tía tô. Hành có tính sát khuẩn mạnh, tía tô được coi là một loại kháng sinh giúp chữa cảm cúm rất tốt
Nước gừng nóng cũng được coi là “thần dược” giúp đ.ánh bay cảm cúm nhanh chóng. Một vài lát gừng nhỏ hòa cùng nước sôi và một ít đường phèn, uống 3 lần/ngày sẽ có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi tươi, giúp trị tận gốc cảm cúm vào mùa lạnh. Lá bưởi rửa sạch, kết hợp với lá chanh, lá sả, hương nhu sau đó cho vào nấu. Dùng hỗn hợp nước trên xông để trị cảm và đau đầu
Bệnh phổ biến vào mùa lạnh tiếp nữa đó là cước tay, chân. Triệu chứng đó là các ngón tay, chân bị sưng căng cứng, có màu đỏ, và đặc biệt là rất ngứa
Để giúp cho đôi chân và tay của bạn mềm mại, hết sưng và căng cứng thì bạn có thể dùng nước lá lốt để ngâm chân, tay. Đun lá lốt với nước, cho thêm một ít muối và ngâm chân hoặc tay bị cước khoảng 30 phút vào mỗi buổi tối
Cách khác cũng đem lại hiệu quả rất tốt đó là thái các lát gừng mỏng sau đó xát lên vùng bị cước. Thực hiện việc làm này từ 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp các vùng bị cước giảm đáng kể
Bên cạnh việc sưng tấy, đau ở các đốt tay, chân thì hiện tượng đau nhức các khớp cổ tay, chân, vai hay lưng, … cũng xảy ra phổ biến. Đặc biệt là đối với những người làm việc nặng, hoặc người già
“Thần dược” không thể bỏ qua trong danh sách những bài thuốc chữa đau khớp khi trời trở lạnh đó là lá lốt. Sắc 30g lá lốt tươi với hai bát nước cho đến khi cạn còn khoảng bát thì tắt bếp, sau đó lọc lấy nước uống. Khoảng 10 ngày uống liên tiếp sau bữa ăn tối sẽ giúp bệnh đau khớp thuyên giảm rất nhiều
Nếu như chúng ta thường nghe thấy người ta nhắc đến trà hoa cúc với công dụng giảm cân thì loại trà này còn được biết đến với chức năng giảm các cơn đau khớp. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc mật ong vào trà tùy sở thích và uống thay nước mỗi ngày
Bài thuốc hữu hiệu và thu được kết quả tích cực một cách nhanh chóng khác đó là pha bột quế với mật ong. Người dùng pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê mật ong, thìa cà phê bột quế, uống đều đặn sau bữa ăn sáng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo