Khi phải thức khuya hơn hay thậm chí là ngủ lâu hơn bình thường,bạn sẽ khiến nhịp sinh học bị rối loạn, điều này đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên kết giữa thời gian đi ngủ không đều đặn và nguy cơ phát triển ung thư. Trong các công trình này, nguyên nhân được chỉ ra đều đến từ sự rối loạn nhịp sinh học, làm xuất hiện các gen liên quan đến sự phát triển của khối u.
Nhịp sinh học được hiểu là các quá trình sinh học diễn ra bên trong cơ thể, có liên quan mật thiết đến chu kỳ ngày đêm. Chẳng hạn như đáp ứng của cơ thể với sự hiện diện của ánh sáng, để giúp con người biết thời gian mình cần phải thức giấc. Ngược lại, chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ khi trời tối đi. Đương nhiên, nhịp sinh học không chỉ liên quan đến giấc ngủ, mà còn nhiều khía cạnh khác như: cảm giác đói bụng, sự sản sinh hormone, thân nhiệt… Việc tác động đến những quá trình bên trong cơ thể này sẽ dẫn đến hàng loạt những hệ quả phức tạp như: trầm cảm, béo phì, rối loạn nhận thức.
Khi buộc cơ thể phải thức khuya hơn hay thậm chí là ngủ lâu hơn bình thường, nghĩa là bạn đang làm rối loạn nhịp sinh học. Và những điều bất thường sẽ ngay lập tức xảy ra với cơ thể, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học đến từ Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có nhịp sinh học thường xuyên bị xáo trộn sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn, bởi điều này có tác động lên sự hình thành và phát triển của khối u ác tính.
Để kiểm chứng giả thiết này, nhóm nghiên cứu đã cho tế bào tiếp xúc với hormone dexamethasone, một nhân tố gây rối loạn nhịp sinh học. Kết quả cho thấy, khi bị phơi nhiễm với hormone này, tế bào đã bỏ qua một pha trong chu kỳ tế bào và đi thẳng tới bước tạo ra nhiều ADN hơn để chuẩn bị vật chất di truyền cho quá trình phân bào. Sự phân bào không kiểm soát này chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định, rối loạn nhịp sinh học dẫn đến sự gia tăng của quá trình phân bào, làm tăng rủi ro khởi phát khối u ác tính trong cơ thể.
Trước hết cần kể đến quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời sở hữu đặc tính chống ung thư. Thông thường, nồng độ melatonin sẽ được tăng dần lên khi trời tắt nắng để nhắc nhở mọi người rằng, đã đến giờ họ cần đi ngủ. Việc gắng thức khuya khi đã buồn ngủ, có thể do thay đổi lịch làm việc, jet lag hay đơn giản là không có thói quen tuân thủ thời gian biểu, đều gây ức chế melatonin, hệ quả sẽ khiến cơ thể dễ tổn thương bởi ung thư hơn.
Điều này cũng đã được nhóm nghiên cứu chứng minh bằng các thí nghiệm gây rối loạn nhịp sinh học trên chuột. Kết quả cho thấy sự rối loạn dẫn đến hệ quả tiêu cực cho sức khỏe, và gây ra một loạt các vấn đề về hormone cũng như hành vi, điển hình là tăng cân, vấn đề về nhận thức thậm chí là sự phát triển khối u.
Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng, việc thường xuyên làm rối loạn nhịp sinh học không chỉ giúp khối u tồn tại, mà còn “vỗ béo” chúng. “Hiểu hơn về những tác động ở cấp độ phân tử của jet lag, thay đổi lịch trình công việc, và các tác nhân gây rối loạn lâu dài có thể giúp chúng ta phát triển những giải pháp, để giảm thiểu sự phát triển của ung thư liên quan đến lối sống hàng ngày.” – Đại diện nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Minh Nhật
Theo Cancer News/Dân trí
Sự hồi sinh kỳ diệu của sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối chào đón bé Bình An
Theo anh Hùng, chồng nữ sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối sau gần 4 tháng bé Đỗ Bình An chào đời đã tăng từ 1,6kg lên 4kg, chị Liên cũng lạc quan hơn.
Bé Đỗ Bình An giờ ra sao?
Cách đây gần nửa năm, câu chuyện về sản phụ Nguyễn Thị Liên (1991, ở xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) mang trong mình căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối quyết tâm sinh con đã chạm đến trái tim nhiều người.
Đến nay, cậu bé Đỗ Bình An (con trai sản phụ Liên) đã được gần 4 tháng. Bình An chào đời ở tuần thai thứ 32 và chỉ nặng vỏn vẹn 1,6 kg. Khi đó, em bé này không tự thở, phản xạ kém, rất non yếu và phù nhẹ vì nhẹ cân thiếu tháng. Sinh con xong chị Liên cũng trải qua thập tử nhất sinh nhưng động lực muốn được đoàn tụ với con đã giúp chị vượt qua đau đớn.
Vợ chồng chị Liên hiện vẫn thường xuyên ngược xuôi lên Bệnh viện K chữa trị.
Anh Đỗ Văn Hùng (chồng chị Liên) cho biết, hiện tại dù còn nhiều nỗi lo khi vợ vẫn đang tiếp tục quá trình điều trị nhưng tâm lý hai vợ chồng cũng đã thoải mái hơn so với những ngày tháng trước.
Chị Liên hiện vẫn điều trị theo kế hoạch của bác sĩ Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội sau đó về quê nghỉ ngơi một thời gian lại quay lại bệnh viện. “Ban đầu khi con chưa ra khỏi lồng kính tôi lo lắm, nhất là khi mẹ cháu cũng phải nằm hồi sức. Từ khi cháu được về nhà, mọi thứ đều tốt cả giờ đây tôi có thể tạm thời yên tâm”, anh Hùng chia sẻ.
Những ngày tháng qua anh Hùng vẫn luôn bên cạnh chăm sóc cho vợ.
Hình ảnh đáng yêu của bé Bình An khi mới sinh.
Theo anh Hùng, sau 2 tháng về nhà, được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân, bé Bình An phát triển tốt cả về sức khỏe và tâm lý. Không được bú sữa mẹ từ khi mới chào đời vì thế bé Bình An ăn sữa ngoài rất tốt.
“Con dường như cũng dần quen với việc ở bên những người thân khác để mẹ đi chữa bệnh dài ngày. Thế nhưng, mỗi khi mẹ trở về Bình An lại chẳng chịu theo ai nữa, cứ bám riết lấy mẹ. Khi vợ chồng tôi ra Hà Nội chữa bệnh, ở nhà con được cô và mọi người chăm sóc. Cháu ăn và ngủ tốt. Mỗi khi mẹ về nhà, hai mẹ con lại quấn quýt bên nhau chẳng dứt được ra”, anh Hùng tâm sự.
Đến nay, bé Bình An đã được 4kg, tăng được 1,6 kg so với thời điểm xuất viện về nhà. Người cha cho biết, dù chưa đạt chuẩn số cân so với số tháng của con nhưng thấy Bình An như vậy là gia đình anh rất mừng.
“Phải ăn nhiều mới có sức, để được thêm những ngày vui bên con”
Con phát triển khỏe mạnh, vợ sức khỏe hồi phục tốt, đây là sự thật nhưng anh Hùng lại cứ ngỡ như mình đang mơ. Trước đây, khi mang thai đến tháng thứ 4, Nguyễn Thị Liên (vợ anh Hùng) phát hiện ung thư vú giai đoạn cuối khi mới mang thai ở tháng thứ 4. Chị Liên quyết tâm chiến đấu, giữ thai bằng mọi giá để con chào đời an toàn.
Đến nay tinh thần chị Liên đã ổn định và lạc quan hơn so với những ngày tháng trước.
Ca sinh mổ đặc biệt chào đón bé Bình An diễn ra vào ngày 22/05. Đây cũng là ngày đủ cung bậc cảm xúc đối với các y bác sĩ bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khi vào phòng mổ chị cố chút sức lực cuối cùng, ngồi nghiêng người để các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật. Chị cho biết, thời điểm đó chị xác định chỉ cần con vuông, chứ không cần mẹ tròn.
Biết mang căn bệnh, chị Liên vẫn quyết hy sinh tất cả để con được chào đời.
Bé Bình An ra đời với tiếng khóc đầu tiên của con và những giọt nước mắt xúc động của tất cả y bác sĩ, những người được chứng kiến câu chuyện xúc động về tình mẫu t.ử t.hiêng liêng của hai mẹ con, giọt nước mắt của người cha khi con được đưa về chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Ca mổ đặc biệt bắt con từ sản phụ ung thư giai đoạn cuối khiến các bác sĩ vô cùng xúc động.
Nụ cười của Bình An giúp chị Liên vượt qua được nỗi đau bệnh tật.
Chị Liên lịm đi sau ca vượt cạn tại Bệnh viện K Trung ương, khi tỉnh dậy chẳng cần biết bản thân ra sao, câu đầu tiên chị hỏi là: “Bình An sao rồi”. Khi đó, bé Bình An đang được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hai mẹ con khi đó chỉ được gặp nhau qua hình ảnh.
“Nhìn thấy hình con tôi rơi nước mắt, tôi nghĩ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, chiến đấu với bệnh tật để được gặp con, ở bên con”, chị Liên từng chia sẻ.
Ba tuần kể từ ngày sinh con, chị Liên và bé Bình An được gặp nhau lần đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khi đó chị chỉ được nhìn con qua tấm kính của lồng ấp, chị đã khóc vì hạnh phúc sau bao ngày xa cách nay đã được gặp con. Dù rất muốn nhưng chị không thể bế con, ôm con vào lòng.
Hình ảnh chị Liên ôm ấp bé Bình An sau khi trải qua ca phẫu thuật thập tử nhất sinh.
Đến ngày 15/7, lần thứ 2 được gặp con, chị Liên đã thỏa ước nguyện khi được ôm con vào lòng, âu yếm. Giờ đây vẫn có lúc hai mẹ con phải tạm xa nhau để chị đi chữa bệnh, nhưng được tận mắt thấy con lớn lên từng ngày, chị Liên càng có động lực chiến đấu với bệnh tật.
Kể từ khi cùng con về nhà, đều đặn mỗi tuần chị Liên lại trở lại Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều (Hà Nội) để truyền hoá chất và khám. Những đợt truyền hoá chất liên tục khiến tóc chị rụng không còn một sợi. Dù vậy, nhưng cứ nghĩ đến cậu con trai bé bỏng và cô con gái hơn 3 t.uổi, chị lại nghĩ mình đã được ông trời ban thêm cho cuộc đời khác.
Chị Liên giờ đã tăng được 49kg.
Đến nay, sau 2 tháng ra viện, chị Liên đạt cân nặng 49kg, làn da đã hồng hơn không còn nhợt nhạt như trước. Ánh mắt chị đã linh hoạt hơn rất nhiều so với những ngày còn trong viện, những ngày sống c.hết không biết ra sao. Giờ, những cơn đau ít h.ành h.ạ chị hơn. Người mẹ 2 con ấy cho biết vì con, chị cố gắng ăn uống bình thường.
“Phải ăn nhiều mới có sức, để được thêm những ngày vui bên con. Những lúc suy kiệt nhất, mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương phổi, mình còn vượt qua được. Bây giờ phải cố vì con để được về chăm sóc, nhìn các con khôn lớn từng ngày”, chị Liên nói.
Định Nguyễn
Theo saostar