Biểu hiện bệnh chủ yếu của người nhiễm Covid-19 là viêm đường hô hấp cấp có nghĩa là Covid-19 gây bệnh cho đường hô hấp.
Một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 còn có biểu hiện tiêu chảy và xét nghiệm có virus trong phân. Dù chưa chắc chắn nhưng không loại trừ khả năng Covid-19 gây tổn thương cho các tế bào niêm mạc khác, trong đó có đường tiêu hóa.
Từ một virus ban đầu, virus SARS-CoV-2 nhân lên thành nhiều hạt virus mới (màu vàng) gây tổn thương tế bào chủ (Nguồn: NIAID-RML).
Trong số các bệnh nhân bị bệnh kết hợp còn thấy hiện tượng tổn thương chức năng của các tạng khác như gan, thận… Tuy nhiên, đây là hậu quả trực tiếp do virus tấn công hay hậu quả gián tiếp từ tổn thương phổi còn đang được các nhà khoa học làm rõ hơn.
Sau khi nhiễm được vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, Covid-19 cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới chui ra ngoài đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.
Trình tự các bước bao gồm: Dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên, chúng tổng hợp ra sợi ARN các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum – Golgi (ERGIC) Nucleocapsid các hạt virion trưởng thành (tức là các virus mới). Các virus mới hình thành và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào lành khác hoặc theo dịch tiết đường hô hấp được đào thải ra ngoài trở thành nguồn lây nhiễm cho người xung quanh.
NGỌC ANH (theo Sổ tay “100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh Covid-19″ của Học viện Quân y)
Mất khứu giác và vị giác có thể là triệu chứng mắc Covid-19
WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân mắc Covid-19 hay không?
Các chuyên gia y tế cho biết, mất khứu giác hoặc vị giác có thể là dấu hiệu sớm của việc nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí điều này có thể phục vụ như một công cụ sàng lọc hữu ích.
(Ảnh minh họa)
Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia về dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm 23/3, cho biết WHO đang xem xét liệu mất khứu giác hay vị giác là một triệu chứng để xác định bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Nghi vấn về việc nhiễm virus làm giảm khứu giác không phải là mới. Do virus SARS-CoV-2 gây viêm đường hô hấp cấp dẫn đến cản trở luồng khí thở và khả năng phát hiện mùi. Cảm giác về mùi phục hồi khi khỏi bệnh, nhưng trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp, mất khứu giác có thể tồn tại vĩnh viễn. Ở Hàn Quốc, khoảng 30% những người được xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đã đưa ra triệu chứng mất khứu giác nhẹ.
Ngoài ra, một công bố của nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Tai mũi họng-Phẫu thuật đầu cổ Mỹ hôm 22/3 đã đưa bằng chứng “tích lũy nhanh chóng” từ khắp nơi trên thế giới rằng SARS-CoV-2 có thể gây ra không chỉ mất mùi mà còn làm giảm cảm giác vị giác. Vì vậy, sự xuất hiện của những triệu chứng trên mà không rõ nguyên nhân sẽ cảnh báo các bác sĩ về khả năng nhiễm SARS-CoV-2./.
Hoàng Nguyễn biên dịch