Bộ Y tế yêu cầu chủ động đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm

Trước thông tin về nguy cơ thiếu thuốc điều trị cúm do thiếu nguồn cung ứng, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc yêu cầu chủ động đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

bo y te yeu cau chu dong dam bao cung ung thuoc dieu tri benh cum f7f72d

Bệnh nhi điều trị cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BV

Xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng trữ hàng, tăng giá thuốc

Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp lợi dụng trữ hàng, tăng giá thuốc.

Các cơ sở nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc chứa oseltamivir có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Trường hợp cơ sở nhập khẩu liên hệ được nguồn cung thuốc chứa oseltamivir chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nhập khẩu khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược sẽ xem xét, giải quyết theo quy trình thẩm định nhanh để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh. Các đơn vị sản xuất đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thuốc chứa oseltamivir nhằm tăng cường tính chủ động trong cung ứng thuốc và an ninh y tế.

Ghi nhận các trường hợp mắc cúm quanh năm

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi rút cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người. Các chủng vi rút cúm được ghi nhận chủ yếu là vi rút cúm A(H1N1) và vi rút cúm B.

Trong năm 2019, số ca mắc cúm và t.ử v.ong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018, cụ thể như sau: 11 tháng năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp t.ử v.ong (giảm 10,4% số mắc và giảm 2 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ 11 tháng năm 2018). Tại các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có gia tăng số trường hợp cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến trước, mặc dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện nay thời tiết đang là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền. Bên cạnh đó, cùng với ô nhiễm môi trường, điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa Đông Xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc-xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Bích Thủy

Theo TTXVN

Ho khan, sổ mũi khi nào cần vào viện ngay

Cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải nước mũi, nước bọt người bệnh hắt hơi, bệnh có thể thành dịch.

ho khan so mui khi nao can vao vien ngay c0c27a

Bệnh nhân điều trị cúm tại BV Bạch Mai. Ảnh Dương Ngọc TTX

Nguy kịch vì cúm

Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 t.uổi, ở Sơn Tây, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.

Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.

Theo PGS. TS Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai bệnh cúm mùa là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt b.ắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

PGS Cơ cho biết, đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn … Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 – 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C.

Cảnh báo bệnh

Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo dịch cúm mùa.

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20-30% t.rẻ e.m và 5-10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500-800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 – 500.000 trường hợp t.ử v.ong.

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Bộ Y tế cho biết, sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ t.uổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ t.ử v.ong ở t.uổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở t.rẻ e.m.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao t.uổi, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế.

Nhóm nhân viên y tế (NVYT) là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị.

Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch … thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *