Vi khuẩn bạch hầu có thể bị t.iêu d.iệt nhanh chóng dưới ánh nắng mặt trời, ở nơi thông thoáng.
Lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho người dân ở vùng có dịch. Ảnh: TTXVN
Dịch bệnh bạch hầu đang có xu hướng gia tăng ca mắc trong thời gian gần đây, với đặc điểm dễ lây lan thành dịch và biến chứng nguy hiểm, người dân cần biết cách phòng tránh, trong đó có những cách rất đơn giản có thể áp dụng thường ngày.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “ Vi khuẩn bạch hầu có thể sống tới hàng tháng trong chất nhầy dịch hô hấp bám trên đồ dùng, vật dụng, tồn tại lâu trong môi trường nước ẩm ướt, không thông thoáng. Tuy nhiên vi khuẩn bạch hầu lại có thể bị t.iêu d.iệt nhanh chóng dưới ánh nắng mặt trời, ở nơi thông thoáng. Vì vậy với những đồ dùng như: Quần áo, chăn màn, ga gối có mầm bệnh của bệnh nhân và của những người sống trong vùng có dịch nên đem phơi dưới nắng mặt trời; đồ chơi, bát đĩa, thìa cốc cũng nên đem phơi nắng hoặc luộc nước sôi sau khi sử dụng để t.iêu d.iệt mầm bệnh. Chỉ một ngày thực hiện những việc đơn giản trên cũng bằng rất nhiều lần phun xịt khử trùng”.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng bệnh bạch hầu, người dân dần thực hiện vệ sinh thông khí tại hộ gia đình và các trường học như: Mở cửa sổ, cửa chính thường xuyên; hạn chế tụ tập đông người trong khu vực có ổ dịch. Bên cạnh đó, tại nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh, các nhà trẻ, lớp học, cơ quan… có liên quan đến bệnh nhân bạch hầu cần được khử trùng bằng cách lau, phun nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% clo hoạt tính.
Đặc biệt, cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh là người dân ở khu vực có dịch và khu vực nguy cơ cần được tiêm vắc xin bạch hầu càng sớm càng tốt.
Cụ thể các mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay đang áp dụng như sau:
Chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm:
– Vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib); tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng t.uổi.
– Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván tiêm khi trẻ 16-18 tháng t.uổi.
– Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.
Chương trình vắc xin dịch vụ gồm:
– Vắc xin 6 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B) hoặc vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt) được tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng t.uổi và khi trẻ 16-18 tháng t.uổi.
– Vắc xin 4 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) tiêm khi trẻ 4-6 t.uổi.
– Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván được tiêm cho trẻ trên 4 t.uổi và người lớn; mũi tiêm này thường được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi, một số quốc gia cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo phòng bệnh. Việc tiêm nhắc lại cho trẻ lớn (giai đoạn 7 t.uổi) cũng như tiêm vắc xin cho người lớn là rất quan trọng; cần cho người dân hiểu việc đi tiêm vắc xin là những biện pháp đảm bảo đầy đủ để khống chế được tốt bệnh bạch hầu trong thời gian tới.
Lịch tiêm mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo như sau:
– Dưới 1 t.uổi tiêm 3 mũi đầu.
– 18-24 tháng nhắc lại mũi thứ 4.
– 7 t.uổi nhắc lại mũi thứ 5.
– Mũi thứ 6 khuyến cáo tiêm cho người từ 9-15 t.uổi, trước khi bước vào độ t.uổi sinh đẻ.
Vaccine 5 trong 1 là gì và t.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?
Vaccine 5 trong 1 là giải pháp tối ưu, hiệu quả, tiện lợi giúp bảo vệ t.rẻ e.m khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vaccine này là gì và t.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?
Sốt là một trong những phản ứng sau khi tiêm vaccine 5 trong 1. Điều này là do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ gặp các phản ứng phụ đi kèm. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ vaccine 5 trong 1 là gì và trẻ khi tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày để có thể kịp thời xử trí khi có những vấn đề phát sinh.
1. Vaccine 5 trong 1 là gì?
Vaccine 5 trong 1 là một loại vaccine điển hình để phòng tránh 5 loại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Mũi tiêm 5 trong 1 giúp giảm tải số mũi tiêm cho bé và tiết kiệm chi phí giúp các bậc phụ huynh.
Thực tế hiện nay, trên thị trường có 2 loại vaccine 5 trong 1 bao gồm vaccine Pentaxim của Pháp và ComBE Five của Ấn Độ. Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng ComBE Five và được tiêm miễn phí tại các trạm y tế phường, xã địa phương. Trong khi đó Pentaxim của Pháp được sử dụng tại các cơ sở tiêm dịch vụ.
2. T.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?
Vaccine là một loại thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động nhằm chống lại virus, vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển, lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh. Vaccine 5 trong 1 cũng không ngoại lệ. Khi tiêm về, trẻ có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, sưng đau ở vết tiêm, quấy khóc… Điều này là do sức để kháng của trẻ còn yếu, do vậy dù tiêm bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể gặp các phản ứng như trên.
Vậy trẻ đi tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày? Điều này còn phụ thuộc vào sức đề kháng ở mỗi trẻ và cách chăm sóc của phụ huynh sau khi trẻ đi tiêm về. Do đây là một phản ứng bình thường sau khi đi tiêm phòng nên các cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều.
Trẻ bị sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là một phản ứng bình thường (Ảnh: Internet)
Thông thường, sau khi tiêm mũi 5 trong 1, trẻ có thể bị sốt nhẹ từ 38 đến 38,5 độ kèm theo quấy khóc, kém ăn hơn bình thường. Việc này thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó trẻ sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, phụ huynh hãy cho bé đi tiêm đúng lịch và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ để đưa bé đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.
3. Xử trí khi trẻ bị sốt do tiêm mũi 5 trong 1
Dưới đây là một số cách mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ hạ sốt cũng như giảm sưng đau tại vết tiêm:
– Không chườm lạnh khi bé bị sốt. Thay vào đó, mẹ cần chườm nóng hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm. Chú ý lau ở phần bàn chân, bàn tay, nách, bẹn,…
– Cho trẻ bú nhiều hơn để giúp trẻ bù nước khi bị sốt. Ngoài ra sữa mẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
– Không mặc quá nhiều lớp quần áo. Nên chọn cho bé đồ thông thoáng với chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến cảm lạnh.
– Rửa sạch tay sau đó nhẹ nhàng xoa xung quanh vết tiêm để giảm đau nhức. Có thể chườm mát lên vùng da xung quanh vết thương. Tuy nhiên không chườm trực tiếp lên vết tiêm vì có thể gây n.hiễm t.rùng.
– Nếu trẻ bị sốt nhẹ mà không có biểu hiện gì khác thường, phụ huynh có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
4. Một số lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị sốt do tiêm phòng vaccine 5 trong 1. Mẹ cần ghi nhớ tuân thủ để trẻ nhanh khỏe và tránh các biến chứng không may xảy ra.
– Tuyệt đối không đắp khoai tây, chanh hay lòng trắng trứng gà vào vết tiêm. Điều này có thể gây n.hiễm t.rùng da ở bé, khiến vết tiêm sưng và đau nhức nghiêm trọng.
– Chỉ nên tắm cho trẻ sau 4 đến 6 tiếng từ khi tiêm.
– Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Nếu sốt cao liên tục trên 38 độ, người co giật, tím tái… thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.