Cách dùng ngài tằm đực làm thuốc

Con tằm đến độ trưởng thành chuyển từ màu trắng sáng sang màu vàng nhạt rồi vàng đậm (người ta gọi là tằm chín),

Con tằm đến độ trưởng thành chuyển từ màu trắng sáng sang màu vàng nhạt rồi vàng đậm (người ta gọi là tằm chín), sẽ nhả ra những sợi tơ rất mảnh, bao bọc quanh mình mỗi ngày một nhiều và dày lên thành kén. Lúc này tằm co lại và biến thành nhộng. Đến độ phát triển, nhộng sẽ mọc cánh, chân và râu, rồi cắn kén chui ra và biến thành con ngài gồm con đực và con cái.

Về hình dáng, ngài tăm nói chung có thân dài 1,5 – 2cm. Đầu to, quanh mắt có một vòng lông, đôi râu dài xù xì, chẽ ngang sang hai bên. Cánh màu trắng đục, luôn xòe rộng tạo thành một hình tam giác cân, trên cánh có hai vạch ngang màu đen, vạch trước ngắn, vạch sau dài, ở giữa mỗi bên cánh có một vệt tròn nhỏ cùng màu với vạch. Bụng có những vòng sẫm màu, hẹp dần về phía cuối. Toàn thân có màu vàng nâu bẩn, ngài tằm đực nhỏ mau nâu sẫm, bụng thon, còn ngài tắm cái to hơn, màu nâu nhạt, bụng phình ra vì mang nhiều trứng.

Theo y học cổ truyền, chỉ dùng ngài tằm đực. Dược liệu có tên thuốc là tàm nga, vị mặn, bùi béo, mùi thơm, tính ấm, với tác dụng bổ thận, tráng dương, cường tinh. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngài tằm đực đã được xác định chứa chất methyl testosteron (một nội tiết tố nam) có hoạt tính sinh học cao và tác dụng làm tăng mạnh trọng lượng của túi tinh trên động vật thí nghiệm. Trong ngài tằm đực có chứa một hàm lượng hormon s.inh d.ục nam là methyltestosteron, chất này có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng làm phát triển túi tinh của động vật thí nghiệm.

cach dung ngai tam duc lam thuoc 8bc752

Bộ phận dùng làm thuốc của ngài tằm đực là cả con, đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đem dược liêu sao vàng, có thể dùng tươi, dược liệu có tác dụng ích tinh, bổ thận tráng dương, dùng trị các chứng di tinh, hoạt tinh, liệt dương… Cách dùng như sau:

Món ăn, bài thuốc: ngài tằm đực (tươi) 7 con, bỏ cánh, đầu, chân, nấu với gạo thành cháo, ăn trong ngày.

Hoặc dùng bài: ngài tằm đực (5-7 con) sao vàng giòn, tán nhỏ, xay bột mịn; tôm he bóc vỏ 20g, giã nhuyễn. Hai thứ trộn đều với hai quả trứng gà. Đem rán hoặc hấp chín, ăn trong ngày.

Rượu ngài tằm đực: ngài tằm đực 100g, dâm dương hoắc 60g, kim anh 50g, ba kích 50g, thuc địa 40g, sơn thù 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 20g, lá hẹ 20g, đường kính 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 35-40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml, trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.

Bột ngài tằm đực: ngài tằm đực 5 con, sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đỗ xanh, uống làm hai lần trong ngày, dùng 20-30 ngày là một liệu trình.

Theo nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại của Nhà nước trên cơ sở một bài thuốc gia truyền, ngài tằm đực được bào chế với nhung hươu, cá ngựa và nhiều vị thuốc bổ khác có nguồn gốc thực vật như nhân sâm, ba kích, hà thủ ô… thành dạng cao (chiết xuất bằng cồn 70 độ) và viên bao. Thuốc có tác dụng tăng trọng và kích thích s.inh d.ục, trị chứng y.ếu s.inh l.ý của phái mày râu.

Để lấy được toàn ngài tằm đực, ngoài việc thu bắt đơn giản bằng cách chờ cho ngài tằm cắn kén chui ra và chỉ lựa những con nhỏ hoặc đang g.iao p.hối với ngài tằm cái, người ta đã nghiên cứu theo dõi sự biến thái của kén tằm và đã phát hiện ra một hiện tượng sinh học khá lý thú: Đó là đúng 5 giờ sáng mỗi ngày thì ngài tằm đực đồng loạt cắn kén chui ra và từ 6 giờ sáng trở đi ngài tằm cái mới cắn kén chui ra, nhưng hầu như chắc chắn là từ 5-6 giờ sáng là có thể thu được toàn ngài tằm đực.

Lương y Hoài Vũ

Theo SK&ĐS

Những sai lầm cực nguy hiểm khi ăn khoai lang vào buổi sáng cần bỏ ngay tránh rước họa vào thân

Khoai lang là thực phẩm được nhiều người lựa chọn làm bữa ăn sáng. Tuy nhiên, với một số đối tượng ăn khoai lang có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.

Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

nhung sai lam cuc nguy hiem khi an khoai lang vao buoi sang can bo ngay tranh ruoc hoa vao than ef0139

Khoai lang là thực phẩm được nhiều người yêu thích – Ảnh: Minh họa

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi ăn khoai lang:

– Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

– Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

– Không nên ăn khoai sống

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân giải, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

– Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

– Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

– Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính

Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.

Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

– Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả

Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.

Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.

Quỳnh Chi

Theo ĐSPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *