Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, mỗi ngày có tới 300 bệnh nhân khám các bệnh tim mạch, trong đó nhiều trường hợp có biểu hiện bệnh lý động mạch vành và lo ngại hơn là xu hướng mắc ở giới trẻ đang tăng nhanh…
Điều trị bệnh nhân tại Khoa Tim mạch nội tiết – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Tại hội thảo khoa học về tim mạch với chủ đề “Bệnh động mạch vành” vừa diễn ra ở Hà Nội, PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây t.ử v.ong và gánh nặng bệnh tật hàng đầu hiện nay.
Đáng chú ý, qua theo dõi cho thấy, bệnh này đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, mỗi ngày có tới 300 bệnh nhân khám và điều trị các bệnh tim mạch, trong đó khá nhiều bệnh nhân có biều hiện bệnh lý động mạch vành.
Thực tiễn cấp cứu các bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim, bị tổn thương vùng cơ tim hay bệnh động mạch vành cho thấy, thời gian chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nghĩa là người bệnh phải được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời, càng được xử lý muộn sẽ càng tăng các nguy cơ biến chứng.
PGS.TS Hà Hữu Tùng thông tin thêm, nhằm tăng khả năng điều trị bệnh lý động mạch vành, bên cạnh biện pháp điều trị nội khoa, mới đây Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp đã đưa vào sử dụng các phương pháp điều trị hiện đại như nong và đặt stent động mạch vành dưới màn tăng sáng để tái thông dòng m.áu.
Đặc biệt, đến quý II năm 2020, bệnh viện này sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp dùng sóng xung kích (shockwave) để làm giãn mạch vành và tăng sinh mạch m.áu tân tạo nuôi cơ tim, giúp điều trị cơ bản các bệnh lý mạch vành mãn tính, suy mạch vành.
Đây là phương pháp điều trị hiện đại, không xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả cao, an toàn và có thể điều trị ngoại trú. Được biết trên cả nước mới chỉ có Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) là 2 bệnh viện triển khai phương pháp điều trị này.
Theo anninhthudo
Trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng
PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, tai biến trong chạy thận nhân tạo luôn tiềm ẩn, nhất là các tai biến do nhiễm khuẩn nước và dịch lọc…
Điều trị bệnh nhân tại Phòng lọc m.áu cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Sáng nay, 31-10, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tổ chức hội thảo khoa học Thận nhân tạo với chủ đề “An toàn, hiệu quả trong thận thân tạo bằng đồng bộ hệ thống máy thận – nước RO – dịch lọc trung tâm”.
Báo cáo về các biến chứng liên quan đến xử lý nước và dịch lọc thận nhân tạo tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, tai biến trong chạy thận luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra, dù ở bất cứ bệnh viện nào.
Đặc biệt trong lọc m.áu, bên cạnh những biến chứng lâm sàng cần xử lý cấp cứu thì còn một số biến chứng liên quan đến xử lý nước RO và dịch lọc không thấy ngay được mà có thể gây biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Qua báo cáo, trung bình 15-20% mẫu nước và dịch lọc trong chạy thận nhân tạo bị nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuân thủ đúng các quy trình sát trùng hệ thống xử lý nước, máy thận và hệ thống ống phân phối nước.
Do vậy, để đảm bảo an toàn trong lọc thận nhân tạo, hạn chế hậu quả do nhiễm khuẩn nước và dịch lọc, vị chuyên gia hàng đầu về chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo các bệnh viện cần phải có người chuyên trách về hệ thống xử lý nước và người này cần được đào tạo liên tục.
Cùng đó, định kỳ thử test nước và dịch lọc tại các vị trí quy định, định kỳ khử khuẩn hệ thống ống dẫn nước, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký nước…
PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp phát biểu tại hội thảo
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, trong lịch sử lọc m.áu ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ tai biến nghiêm trọng, thậm chí có những tai biến gây c.hết nhiều người bệnh như sự cố xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cách đây chưa lâu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, khoa Thận niệu Lọc thận nhân tạo hiện đang quản lý điều trị cho gần 200 bệnh nhân suy thận mạn tại các địa phương Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương… Dù đã triển khai lọc thận 15 năm nay, song lãnh đạo bệnh viện này cũng thẳng thắn cho biết, trong quá trình triển khai đã từng xảy ra những tai biến.
“Vì thế, việc đầu tư trang thiết bị hiện hại và đồng bộ hóa những quy trình hệ thống lọc m.áu là giải pháp quan trọng để giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, tai biến cho bệnh nhân, giảm chất thải ra môi trường và giảm nhân lực” – PGS.TS Hà Hữu Tùng nói.
Có một điểm đáng chú ý là hiện cả nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu lọc thận nhân tạo với trên 35.000 bệnh nhân. Giá chạy thận nhân tạo ở Việt Nam thuộc diện thấp nhất thế giới, trong khi chi phí việc đầu tư cho hệ thống lọc thận rất tốn kém. Dù vậy, với mục tiêu an toàn cho người bệnh, các cơ sở y tế đều đang cố gắng để nâng chất lượng lọc thận nhân tạo.
Được biết, hiện Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp là 1 trong 3 cơ sở y tế ở miền Bắc đồng bộ được hệ thống máy thận – nước RO – dịch lọc trung tâm trong lọc m.áu, cũng là bệnh viện đầu tiên tự bỏ chi phí để đầu tư xây dựng được hệ thống pha dịch trung tâm, nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Theo anninhthudo