Cảnh báo khi mùa cúm đang bùng phát: Nếu mẹ cứ dùng khăn sữa lau cho trẻ bị cúm sẽ khiến bệnh mãi không khỏi

Khăn sữa mềm mỏng, thấm hút tốt, không làm bé bị trầy xước hay tổn thương da nên hễ thấy trẻ bị cúm với các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, hầu như mẹ nào cũng dùng khăn sữa để lau cho con.

canh bao khi mua cum dang bung phat neu me cu dung khan sua lau cho tre bi cum se khien benh mai khong khoi 67a7b6

Những tuần gần đây, thời tiết miền Bắc đang giai đoạn giao mùa với đặc trưng không khí lạnh ẩm, riêng Hà Nội còn chịu ảnh hưởng không khí ô nhiễm trầm trọng khiến cho số trẻ mắc bệnh về hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày tại Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 100-120 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi…, nghi ngờ mắc cúm.

Sai lầm của cha mẹ khi dùng khăn sữa lau cho trẻ bị cúm

Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc. Một trong những triệu chứng phổ biến của trẻ bị cúm là sổ mũi, ho. Trong khi đó, trẻ nhỏ chưa thể tự xì mũi nên các mẹ thường phải hỗ trợ trẻ làm sạch mũi dãi vương ra ngoài bằng cách dùng khăn sữa mềm lau cho con.

canh bao khi mua cum dang bung phat neu me cu dung khan sua lau cho tre bi cum se khien benh mai khong khoi b07e4a

Cứ nghĩ rằng đây là cách vệ sinh mũi dãi an toàn cho trẻ nhỏ vì khăn sữa lành tính lại sạch sẽ, tuy nhiên, cách làm này lại khiến trẻ bị bệnh chồng bệnh và mãi không khỏi. Vì sao lại như vậy?

Trả lời trên một tờ báo, TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, cho biết dùng khăn sữa lau mũi cho trẻ bị cúm hoặc khi sổ mũi là thói quen sai lầm. Lý do bởi trong trường hợp bé bị cúm, sau mỗi lần dùng khăn sữa lau nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ, virus cúm vẫn bám lại trên khăn, việc tái sử dụng khiến bệnh chồng bệnh và cứ quẩn quanh không thể khỏi được.

Vệ sinh đúng cách cho trẻ mắc cúm

Nói về cách vệ sinh đúng cho bé khi bị nhiễm cúm, TS Lâm khuyến cáo, các mẹ cần vệ sinh đường hô hấp bằng cách vệ sinh mũi miệng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Ngoài ra, các mẹ nên lưu ý những việc sau:

– Hàng ngày, cha mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9 vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

– Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), hạn chế tối đa việc để trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

canh bao khi mua cum dang bung phat neu me cu dung khan sua lau cho tre bi cum se khien benh mai khong khoi 1b1f78

Nên dùng khăn giấy lau cho trẻ sổ mũi và vứt bỏ sau mỗi lần sử dụng (Ảnh minh họa).

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc chỗ đông người hoặc người có biểu hiện bệnh. Khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi, hướng dẫn trẻ dùng khăn giấy để che miệng và mũi. Nếu dùng tay, phải rửa tay sau khi ho hay hắt hơi, quẹt vào mũi, miệng.

– Nếu người trong nhà bị cúm, cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho trẻ.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, đồ dùng cho trẻ.

Khăn sữa là nơi chứa ổ bệnh mà các mẹ không hay biết

Khăn sữa là một trong nhiều vật dụng không thể thiếu khi chăm sóc trẻ nhỏ. Với tính chất mềm mỏng, nhẹ nhàng êm dịu thấm hút tốt, các mẹ tin dùng khăn sữa cho bé cho nhiều công dụng khắc nhau như lau mặt, lau mũi, lau người…

Tuy nhiên, với khả năng hút ẩm tốt, nó cũng là nơi nuôi vi khuẩn nhiều hơn, tốt hơn các loại vải khác. Nếu sử dụng không đúng cách có thể biến khăn sữa thành ổ bệnh, đặc biệt là đang mùa dịch bệnh virus cúm hoành hành như hiện nay.

canh bao khi mua cum dang bung phat neu me cu dung khan sua lau cho tre bi cum se khien benh mai khong khoi b4c3e6

Chọn màu khác nhau để tránh nhầm lẫn khi sử dụng khăn sữa vào các mục đích khác nhau (Ảnh minh họa).

– Sau khi dùng xong mẹ phải giặt thật sạch, phơi thật khô rồi sau đó mới tái sử dụng cho con.

– Phân chia mỗi loại khăn sữa theo mục đích sử dụng và giặt riêng, phơi riêng, tránh trường hợp khăn lau mặt lại nhầm lẫn dùng để lau mông cho bé, như vậy rất mất vệ sinh đó dễ làm bé bị viêm nhiễm da hay giun sán.

– Có thể tiệt trùng khăn sữa bằng cách cho khăn vào lò vi sóng hoặc luộc trong nước sôi khoảng 1 lần/tuần.

– Nên thay khăn thường xuyên khoảng 3 tháng/lần và thay khăn mới nếu khăn bị khô xơ, khăn bị nhớt, có mùi hôi, chuyển màu.

– Phơi khăn ở nơi thoáng mát, thoáng khí, dưới nắng mặt trời.

Theo Helino

Bác sĩ Nhi vạch rõ sai lầm mẹ hay làm khi con mắc bệnh dễ gặp trong thời tiết này

Mỗi lần con bị cúm, nhiều bố mẹ dùng khăn xô để lau cho con. Nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ, bác sĩ khẳng định virus vẫn bám lại trên khăn.

Hơn 300 trẻ mắc cúm

Sau buổi sáng đi học bình thường, trưa về, bé Minh Khôi sốt cao 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém. Cậu bé 6 t.uổi được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra và nhập viện đến nay đã gần một tuần. Kết quả xét nghiệm, bé dương tính với virus cúm A.

Nhiều trẻ cùng phòng điều trị với bé Khôi cũng vào viện sau khi sốt hơn 39-40 độ C, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các bé bị cúm A .

Theo thống kê của Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận từ 100-130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với mức độ nặng khác nhau.

Thời tiết giao mùa đông – xuân với đặc điểm độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lợi là thời kỳ các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Đây cũng là giai đoạn bệnh cúm vào mùa.

Không nên dùng khăn xô lau cho trẻ bị cúm

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, cho biết bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho.

Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc .

bac si nhi vach ro sai lam me hay lam khi con mac benh de gap trong thoi tiet nay 32a465

Chăm sóc trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

TS Lâm cũng cho hay, trong trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý hạ sốt cho trẻ, nới rộng quần áo cho trẻ. Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại một lần nếu trẻ có sốt 38,5 độ C.

Cha mẹ cũng cần vệ sinh đường hô hấp bằng cách vệ sinh mũi miệng. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.

BS Lâm lưu ý: Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn.

Hàng ngày, cha mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9 vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Về dinh dưỡng, cha mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Để phòng lây nhiễm, cần cách ly trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng..

“Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để phòng cúm” – BS Lâm khẳng định.

Theo Gia đình & xã hội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *