Chốc mép có lây nhiễm?

Chốc mép có lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn?

choc mep co lay nhiem f9f7c2

Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.

Người bệnh thường có xu hướng muốn chữa chốc mép nhanh vì những tổn thương ở mặt gây mất thẩm mỹ và cản trở nhiều đến sinh hoạt và làm việc.

Tác nhân gây bệnh chính là virus, phổ biến nhất là nhóm herpes virus. Vi khuẩn, nấm chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Nấm men candida albicans là loại nấm thường gặp gây bệnh chốc mép. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, và sẵn sàng gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép.

Bệnh chốc mép có lây nhiễm. Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh hoặc với những đồ dùng nhiễm bẩn, chứa các tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã chạm vào như áo quần, giường chiếu, đặc biệt là đồ chơi của t.rẻ e.m. Bệnh thường xảy ra ở t.rẻ e.m từ 2 – 5 t.uổi.

Bệnh dễ lây lan trong trường học và các khu vực chăm sóc t.rẻ e.m, nơi môi trường sống đông đúc. Thời tiết ẩm và nóng như mùa hè là mùa có tỷ lệ mắc bệnh chốc lở cao nhất.

Để phòng ngừa bệnh chốc mép, nên giữ da sạch sẽ là cách phòng ngừa tốt nhất. Cần vệ sinh tốt các vết cắt, vết trầy xước và vết côn trùng cắn đúng cách.

Để phòng ngừa bệnh chốc mép lan rộng ra và lây cho người khác, cần chú ý: Rửa sạch vùng bị tổn thương với nước xà phòng loãng dưới vòi nước chảy và băng nhẹ nhàng với gạc. Giặt riêng quần áo và khăn của người bệnh mỗi ngày và không cho người khác dùng chung các đồ vật cá nhân.

Mang găng tay khi bôi thuốc lên tổn thương và rửa sạch tay ngay sau đó. Đối với t.rẻ e.m bị chốc mép, nên cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm trầy xước da. Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi bác sĩ đảm bảo là không còn khả năng lây lan. Rửa tay thường xuyên.

Thiên Thanh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguy hại chữa vảy nến qua lời truyền miệng

Bệnh viện Da liễu T.Ư vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam trong tình trạng bong chóc toàn thân, sốt cao, mặt căng to. Nguyên nhân là do anh đã nghe mách, đi tiêm thuốc corticoid trong thời gian dài.

Tổn thương toàn thân

Bệnh nhân 40 t.uổi này đã vào viện trong tình trạng mụn mủ, khô da bong vảy toàn thân, kèm sốt 38 độ C, tiểu qua sonde, bộ mặt to tròn điển hình của hội chứng Cushing do dùng thuốc chứa corticoid.

nguy hai chua vay nen qua loi truyen mieng 93816e

Khám bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu T.Ư. Ảnh: Lê Mai

“Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính, có thể ổn định nếu bệnh nhân thăm khám thường xuyên, tuân thủ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Việc dùng các thuốc không rõ thành phần, không có nguồn gốc khiến bệnh không những không khỏi mà còn chịu nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác”.

Bác sĩ Đào Hữu Ghi

Thăm hỏi t.iền sử, bệnh nhân cho biết, cách đây 3 năm đã đến khám tại Bệnh viện Da liễu T.Ư và được chẩn đoán bị vảy nến. Sau 1 tháng điều trị theo đơn bác sĩ kê, tổn thương trên da của bệnh nhân đã thuyên giảm. Tuy nhiên, anh này tin lời giới thiệu của người thân nên đã tự đi đến một số thầy lang bốc t.huốc l.á, thuốc nam về uống nhưng bệnh vẫn lúc nặng, lúc nhẹ.

Một năm trước, lại nghe lời mách, anh đã đến một phòng khám tư, tiêm corticoid theo phác đồ 1 lần/tháng . Sau tiêm, tổn thương đỡ nhiều, nhưng khi anh vừa ngừng tiêm thì bệnh bùng phát nặng hơn. Trước 4 ngày nhập viện, bệnh nhân sốt cao 38 – 39 độ C, mụn mủ và đỏ da bong vảy toàn thân, được chuyển cấp cứu từ viện tỉnh đến Bệnh viện Da liễu T.Ư.

Bác sĩ điều trị cho biết, đây mà một trường hợp vảy nến thể mủ bùng phát sau sử dụng sản phẩm liên quan tới corticoid bằng đường toàn thân (uống hoặc tiêm). Thành phần này thường được pha trộn trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc quảng bá rầm rộ trong dân gian như một thần dược trong điều trị vảy nến, khiến bệnh nhân tin dùng mà không nghĩ đến hậu quả.

Theo bác sĩ, corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, là một thuốc chỉ định điều trị vảy nến tuy nhiên chỉ dùng đường bôi. Còn đường uống hoặc tiêm thì lại chống chỉ định với bệnh vảy nến. Vì khi ngừng sử dụng bệnh lại nặng hơn rất nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tình trạng tự điều trị vảy nến qua lời truyền miệng và gặp hậu quả nghiêm trọng không phải ít. Trước đó, Bệnh viện Da liễu T.Ư cũng đã điều trị cho một bệnh nhân nam 35 t.uổi, tự điều trị vảy nến khiến bệnh không chỉ nặng hơn mà còn đối mặt với nguy cơ ung thư da.

Bệnh nhân cho biết, đã điều trị bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, dạng viên, hoàn nhiều năm nay. Khai thác t.iền sử bệnh, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống không có yếu tố lây nhiễm arsen. Do đó, bác sĩ Đào Hữu Ghi – Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới (Bệnh viện Da liễu T.Ư) chẩn đoán có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mạn tính do sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh vảy nến.

“Arsen là một kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân” – bác sĩ Ghi cho biết.

Bệnh mãn tính suốt đời

PGS-TS Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, ước tính có khoảng 2-3% dân số thế giới mắc bệnh vảy nến. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu điều tra chính xác nhưng theo ước tính có từ 1,5 – 2% dân số mắc bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở t.uổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn t.uổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 t.uổi và nếu ở t.uổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn. Tỷ lệ bệnh ở nam và nữ như nhau.

Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường. Các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn. Ngoài ra, các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như: Các sang chấn như gãi, chà sát mạnh; n.hiễm t.rùng, thường là nhiễm liên cầu; các stress tâm lý, sử dụng thuốc corticoid; uống rượu…

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính, diễn biến bệnh lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt, dễ làm chất lượng sống giảm sút, bệnh nhân lo lắng, tự ti…

Theo danviet.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *