Ăn uống vừa là nhu cầu vừa là thú vui trong cuộc sống. Nhưng khi lớn t.uổi, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng kém đi.
Điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến ăn uống, bao gồm chứng không dung nạp lactose – tình trạng hiện ảnh hưởng khoảng 65% dân số toàn cầu, ở mọi lứa t.uổi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì?
Người mắc chứng không dung nạp lactose, nên tiêu thụ có chừng mực các chế phẩm từ sữa. Ảnh: Insider
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, do hơn 90% người dân Đông Á mắc chứng không dung nạp lactose, nên bạn có thể từng trải qua dạng rối loạn tiêu hóa này. Tiến sĩ Alex Soh – cố vấn tại Khoa Tiêu hóa và Gan mật của Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho biết nếu mắc chứng không dung nạp lactose thì sau khi uống một ly trà sữa trân châu hoặc ăn một miếng bánh phô-mai nướng, bạn có thể bị đầy bụng, chướng khí, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc thậm chí nghe tiếng sôi ùng ục trong bụng.
Những triệu chứng khó chịu này gây ra bởi lactose – loại đường có trong các chế phẩm từ sữa bò như sữa tươi, bơ, kem và phô-mai – và thường bắt đầu sau khi dùng đồ uống hoặc thức ăn có chứa lactose khoảng 30 phút hoặc ít giờ. Mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào lượng lactose đã dung nạp vào cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều người châu Á cũng thiếu hụt lactase – một enzyme trong ruột non cần thiết cho việc phân giải lactose thành đường đơn để hấp thụ vào cơ thể. Nếu không được tiêu hóa, lượng lactose dung nạp sẽ nhanh chóng đi qua ruột và bị các vi khuẩn bên trong lên men, dẫn đến các triệu chứng không dung nạp lactose.
Tuy vậy, một số người chỉ xuất hiện triệu chứng không dung nạp lactose khi lớn t.uổi. Nguyên nhân là khi có t.uổi, hệ tiêu hóa bắt đầu sản xuất ít enzyme lactase hơn và dẫn tới chứng không dung nạp lactose. Ngoài yếu tố t.uổi tác và di truyền, Tiến sĩ Soh cho biết có nhiều bệnh lý cũng làm suy giảm khả năng hấp thụ lactose của ruột non, bao gồm n.hiễm t.rùng đường ruột, tình trạng vi khuẩn ruột phát triển quá mức, phẫu thuật và các chứng viêm khác.
Cách phòng tránh và đẩy lùi chứng không dung nạp lactose
Theo một nghiên cứu của Đại học Purdue (Mỹ), việc tiêu thụ có kiểm soát các chế phẩm từ sữa có thể giúp hệ tiêu hóa khôi phục khả năng “chấp nhận” sữa và những thực phẩm tương tự mà không thấy khó chịu. Ví dụ, hãy bắt đầu uống từ lượng sữa nhỏ và tăng dần lên, như từ ly sau đó lên ly và dùng 2-3 lần/ngày. “Nhờ thay đổi chế độ ăn theo thời gian, vi khuẩn sẽ tiêu hóa lactose hiệu quả hơn, khiến việc dung nạp sữa tốt lên”- Giáo sư Dennis Savaiano giải thích.
Còn nếu không thể tăng lượng tiêu thụ lactose, Tiến sĩ Soh khuyên nên hạn chế ăn các sản phẩm có chứa loại đường này, chẳng hạn như phô-mai, sữa chua, nước sốt rau trộn, bánh quy, bánh ngọt, ngũ cốc… Để nhận diện lactose trong thực phẩm chế biến sẵn, mọi người cần đọc thông tin bao bì để tìm xem liệu có chứa các thành phần như whey, caseinat, casein, phô-mai, các phụ phẩm từ sữa, sữa khô, sữa bột khô, bơ, sữa đông và sữa tách béo hay không. Lưu ý là lactose cũng có trong một số loại thuốc không kê đơn, như thuốc giảm đầy hơi và axít dạ dày, dù với hàm lượng nhỏ.
Tuy vậy, không cần phải áp dụng chế độ ăn uống không chứa lactose để đẩy lùi chứng không dung nạp lactose. “Những người mắc chứng không dung nạp lactose thường có thể dung nạp liều lượng lactose khác nhau (lên đến 12g) mà không gặp triệu chứng gì và ngưỡng dung nạp có thể tăng lên khi tiêu thụ lactose cùng với thức ăn” – ông Soh cho biết. Ngoài ra, một cách khác để tăng khả năng dung nạp và giảm triệu chứng bệnh là bổ sung lactase theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi ăn mà có 4 dấu hiệu này chắc chắn bệnh nghiêm trọng đã ‘ghé thăm’ cơ thể bạn
Nếu có 4 dấu hiệu sau khi ăn trong thời gian dài đừng có thờ ơ kẻo nguy hại sức khỏe.
1. Tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn
Thỉnh thoảng bị tiêu chảy sau khi ăn có thể là do ăn nhiều thức ăn gây kích thích (thức ăn sống, lạnh hoặc cay).
Nếu sau khi ăn mà bị tiêu chảy và xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, mất nước,… thì đây là dấu hiệu mắc các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính. Ví dụ như ăn nhiều thức ăn không sạch hay bị nhiễm vi khuẩn,… có thể dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính !
Và nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy sau khi ăn, trước hết bạn nên nghĩ đến các bệnh đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa đường ruột và các bệnh nội tạng khác.
2. Đau bụng sau khi ăn
Đau bụng sau khi ăn có thể là do mắc các bệnh khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào vị trí đau và tính chất của cơn đau!
Nếu cơn đau bụng xuất hiện sau khi ăn khoảng 1 giờ, giảm dần và hết sau bữa ăn tiếp theo, nhưng sẽ tái phát và xuất hiện thường xuyên thì đây chính là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu trước đó bạn không bị đau bụng nhưng sau khi ăn hoặc ăn quá no mà đột nhiên có các triệu chứng như đau bụng trên, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn thì là do mắc các bệnh cấp tính như viêm túi mật cấp, viêm tụy,…
Ngoài ra, nếu đột nhiên bị nôn trớ và đau bụng sau khi uống nhiều bia rượu thì đây thường là dấu hiệu thủng dạ dày. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
3. Đầy hơi sau khi ăn
Đầy hơi là do mắc chứng khó tiêu, bệnh dạ dày mãn tính, thói quen ăn uống không lành mạnh và các yếu tố liên quan khác.
Nếu thời gian gần đây bạn thường xuyên bị đầy bụng và cảm thấy chướng bụng sau khi ăn thì đó có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý khác. Ví dụ, khi mắc xơ gan, ung thư gan và các bệnh khác, bệnh nhân sẽ bị chướng bụng và khó tiêu.
Sau khi mắc ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột, người bệnh cũng sẽ bị chướng bụng do ung thư xâm lấn và phá hủy khả năng tiêu hóa.
4. Nôn mửa sau khi ăn
Nôn mửa và tiêu chảy liên tục sau khi ăn là những triệu chứng nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa. Ngược lại, nếu chỉ nôn 1-2 lần sau khi ăn và không có biểu hiện cấp tính nhưng lại xuất hiện thường xuyên thì thường liên quan đến các bệnh lý lớn, chẳng hạn như ung thư dạ dày.
Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp các vấn đề về dạ dày như đầy bụng và nôn sau khi ăn.