Ngày 21/9, các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa cấp cứu kịp thời một trường hợp mắc chứng ho ra m.áu sét đ.ánh.
Bệnh nhân V.V.T., 24 t.uổi, có t.iền sử ho ra m.áu mỗi ngày 2-3 lần. Tại Bệnh viện quận Thủ Đức, T. được chẩn đoán tổn thương phổi do lao.
Đang điều trị, nam thanh niên bất ngờ “ ho ra m.áu sét đ.ánh” ngay tại giường bệnh. M.áu c.hảy ồ ạt khiến các nhân viên y tế bất ngờ. Ngay lập tức, bệnh nhân được hồi sức với dịch truyền, oxy liệu pháp, khí dung adrenaline và thuốc cầm m.áu tạm thời.
Đồng thời, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Ê-kíp các bác sĩ từ các chuyên khoa Lồng ngực – Mạch m.áu, Gây mê hồi sức, DSA, Hồi sức tích cực – Chống độc và Nội Tổng hợp hội chẩn để đưa ra phương án xử trí cho người bệnh.
Nam thanh niên ho ra 2 chậu m.áu tại giường bệnh. Ảnh: BSCC.
Bệnh nhân được nhanh chóng được chuyển qua phòng DSA để được xử lý ra m.áu bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm m.áu BAE. Người này được đặt ống nội khí quản một nòng, thở máy xâm lấn ngay tại phòng can thiệp mạch.
Sau một giờ can thiệp, cầm m.áu, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Các mạch m.áu động mạch phế quản gây tình trạng xuất huyết được nút lại kịp thời.
Theo BSCKI Nguyễn Thanh Long, Trưởng đơn vị Can thiệp mạch m.áu ngoại biên, khoa Chẩn đoán hình ảnh, ho ra m.áu sét đ.ánh là tình trạng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như sét đ.ánh. M.áu có thể tuôn ra ồ ạt, không cầm được và đông thành từng cục gây bít tắc đường thở.
Chỉ sau một vài phút, người bệnh sẽ bị suy hô hấp cấp, trụy tuần hoàn và t.ử v.ong ngay sau đó khiến các bác sĩ không kịp trở tay. Ho ra m.áu sét đ.ánh là tai biến hiếm gặp nhưng có tỷ lệ t.ử v.ong cao trên 90%.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân tiếp tục uống thuốc kháng lao trong 6 tháng. Người này cần được tái khám và theo dõi các di chứng lao phổi.
Cứu sống 2 người đàn ông ở Quảng Bình bị “ho ra m.áu sét đánh” trước… phút lâm nguy
2 người đàn ông ở Quảng Bình mắc chứng bệnh lao phổi mãn tính “ho ra m.áu sét đánh” đã được các bác sĩ cứu sống kịp thời trước “phút lâm nguy”. Điều chú ý là các bác sĩ đã áp dụng phương pháp kỹ thuật nút tắc giãn động mạch phế quản.
Chiều 18-9, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) – cho biết các bác sĩ của bệnh viện này vừa tiến hành can thiệp bằng phương pháp “nút (bít) tắc động mạch phế quản” và kịp thời cứu sống cho bệnh nhân bị chứng “ho ra m.áu sét đánh”.
Các bác sĩ đang can thiệp nút (tắc) mạch cho bệnh nhân
Bệnh nhân là ông Cao Xuân Khang (71 t.uổi, ngụ xã Thuận Đức, TP Đồng Hới).
Trước đó, người nhà tá hỏa khi phát hiện ông Khang nôn ra m.áu với số lượng lớn và đã đưa ông này vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân với các triệu chứng nôn ra m.áu nhiều lần, lần gần nhất ọc ra tới 1 lít m.áu, gây tụt huyết áp, trụy mạch dẫn đến thiếu m.áu nặng.
Khi tiến hành nội soi chẩn đoán thì không thấy tổn thương nên các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc chứng “ho ra m.áu sét đánh”. Các bác sĩ sau đó đã hội chẩn khẩn cấp và quyết định dùng phương pháp nút (bít) tắc động mạch bằng can thiệp nội mạch.
Nhờ sự cứu chữa kịp thời, bệnh nhân hết ho ra m.áu, cải thiện huyết động…và sức khỏe đang hồi phục.
Động mạch phế quản bệnh nhân đang ra m.áu
Trước đó, ngày 31-8, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Xquang) của bệnh viện cũng đã can thiệp bằng phương pháp nút tắc động mạch phế quản và cứu sống thành công bệnh nhân Mai Văn Thái (60 t.uổi, ngụ xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hoá). Bệnh nhân này bị ho ra m.áu kéo dài gây mất một lượng m.áu lớn, đe dọa đến tính mạng.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Hùng – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp của bệnh viện – cho biết bệnh nhân mắc các triệu chứng “ho ra m.áu sét đánh” do giãn động mạch phế quản có biến chứng nặng, có tỉ lệ t.ử v.ong rất nhanh và cao do suy hô hấp hoặc sốc mất m.áu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì nguy hiểm đến tính mạng. Kỹ thuật “nút tắc giãn động mạch phế quản” đã được bệnh viện triển khai, phương pháp này ít xâm lấn, thực hiện bằng đưa dụng cụ nội mạch qua đường động mạch đùi.