Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim 10 phút

Chiều 23-9, bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa cấp cứu, điều trị bình phục hoàn toàn một bệnh nhân bị ngưng tim 10 phút trước khi nhập viện.

cuu song benh nhan bi ngung tim 10 phut 1ef 5248472

Bệnh nhân H. sau khi hồi phục, đang tiếp tục được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, ngày 9-9, ông N.V.H (58 t.uổi, ngụ TP Biên Hòa), được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Sau khi hồi sức cấp cứu, giúp bệnh nhân có tim đ.ập trở lại đã nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã tập trung cấp cứu, hồi sức thành công cho ông H. Kết quả, chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim trước rộng, tắc ở nhánh xuống trước trái. Sau khi tái thông được mạch vành, bệnh nhân rơi vào hôn mê do trước đó bị ngưng tim, dẫn đến khả năng bị tổn thương não, có nguy cơ phải sống đời sống thực vật.

Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Ngô Đức Tuấn cho biết, để cứu sống bệnh nhân, các y bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể, tương tự như cho bệnh nhân “ngủ đông”, để giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, giúp não bớt viêm, bớt phù, bảo tồn các tế bào trong cơ thể bệnh nhân chưa bị tổn thương kết hợp lọc m.áu liên tục.

Để cho bệnh nhận “ngủ đông”, các y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã sử dụng một loại chăn lạnh, có các mạch lưu thông nhỏ, bên trong có các loại dịch, được gắn vào máy hạ thân nhiệt chỉ huy để hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống khoảng 35 độ C. Sau hai đến ba ngày, khi bệnh nhân hồi phục về tri giác thì sẽ tăng dần nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân và điều trị các bước tiếp theo.

Đến ngày 23-9, bệnh nhân H đã qua cơn nguy kịch, vận động tốt, bình phục hoàn toàn và không để lại di chứng, đang tiếp tục điều trị tại Khoa tim mạch của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Việc sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động ngoài cơ thể là kỹ thuật cao, thường được thực hiện ở các bệnh viện tuyến Trung ương do yêu cầu cao về trình độ của bác sĩ và trang thiết bị máy móc. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại Đồng Nai. Trước đây, nếu không có kỹ thuật này, tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân bị ngưng tim cực kỳ thấp, đa số bệnh nhân có tổn thương não, phải sống đời sống thực vật hoặc t.ử v.ong.

Cứu sống nam thanh niên ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt

Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng đã giành lại sự sống trong gang tấc cho một nam thanh niên bị điện giật, ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt.

Ngày 14/9, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, vừa cứu sống một nam thanh niên bị điện giật, ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt.

Bệnh nhân là N.Đ T.H (19 t.uổi, trú xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Trước đó, khi đang may quần áo tại một xưởng may ở thị xã Điện Bàn, anh H. bất ngờ bị điện giật, gục xuống bàn may, ngưng tim và ngưng thở.

cuu song nam thanh nien ngung tim ngung tho bang ky thuat ha than nhiet 873 5229739

Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng đã dùng kỹ thuật hạ thân nhiệt để cứu bệnh nhân H.

Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam). Các bác sĩ ở đây đã tiến hành sơ cứu ép tim và chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện Đà Nẵng vào chiều 8/9.

Lúc này, tim và mạch của bệnh nhân đã đ.ập lại. Tuy nhiên bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu, có nguy cơ tổn thương não sau ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân rất dễ bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật.

Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến khoa Hồi sức chống độc. Tại đây, trước tình trạng khẩn cấp, các bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho bệnh nhân.

cuu song nam thanh nien ngung tim ngung tho bang ky thuat ha than nhiet 187 5229739

Hiện sức khỏe bệnh nhân H. đã phục hồi tốt và đã được xuất viện

ThS.BS. Nguyễn Tấn Hùng, khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, bệnh nhân H. được hạ thân nhiệt xuống còn 33 độ C, đi vào trạng thái “ngủ đông” trong vòng 24 giờ. Sau đó, bệnh nhân được nâng dần nhiệt độ 0,15 độ C mỗi giờ cho tới khi nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Qua 3 ngày kiểm soát nhiệt độ, bệnh nhân dần mở mắt, chớp mắt và cử động được.

Hiện, sau 6 ngày điều trị tích cực tại khoa Hồi sức chống độc, bệnh nhân H. đã hồi phục sức khỏe, tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, đi lại được, ăn uống bình thường và được xuất viện vào ngày 14/9.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là một trong những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và là kỹ thuật mới được áp dụng thành công tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian gần đây. Điều này giúp tăng thêm cơ hội sống cho người bệnh ngừng tuần hoàn mà không để lại bất cứ di chứng thần kinh đáng tiếc nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *