Sau hơn 9 tuần theo dõi sản phụ và thai nhi, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ lấy con thành công cho sản phụ Lộc Thị Hường (22 t.uổi, Hà Tĩnh) bị hội trứng truyền m.áu song thai chung một bánh rau hiếm gặp và nguy hiểm.
BS Nguyễn Thị Sim kiểm tra lại vết mổ và buồng tử cung cho bệnh nhân sau mổ lấy con. – Ảnh: VGP/Thúy Hà
Đây là 1 trong 2 sản phụ đầu tiên được thực hiện kỹ thuật can thiệp trong buồng tử cung, tức là chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là một kỹ thuật hoàn toàn mới và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công đầu tiên của cả nước thực hiện thành công kỹ thuật này.
Trao đổi với phóng viên, BS CK1 Nguyễn Thị Sim, Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – bác sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản về kỹ thuật này tại Pháp theo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử can thiệp trong buồng ối, cho biết, hội chứng song thai không tim là một tình trạng biến chứng hiếm gặp ở song thai chung một bánh rau và rất nguy hiểm. Trong hai thai đó, có 1 thai bình thường và 1 thai không tim, bị dị tật.
Trường hợp này, các bác sĩ thường chẩn đoán thai dị tật là thai lưu nên sẽ không phát triển nữa và teo dần, không ảnh hưởng tới thai bình thường. Tuy nhiên, trường hợp sản phụ Lộc lại ngược lại, thai bị dị tật ngày càng lớn lên, phù nề thậm chí lớn gấp 2 lần thai bình thường do dinh dưỡng và m.áu từ thai bình thường truyền sang, trong khi thai bình thường lại thiếu dinh dưỡng và m.áu trầm trọng. Nếu thiếu m.áu nhiều, thai bình thường sẽ bị tổn thương não, dị dạng các chi, kém phát triển.
Sản phụ Lộc Thị Hường, được phát hiện bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi song thai được 23 tuần. Đây là lần sinh thứ 2 của sản phụ. Trước đó, năm 2015, sản phụ sinh b.é g.ái đầu tiên hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau khi thăm khám, hội chẩn và tư vấn cho sản phụ và gia đình, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chữa bệnh cho thai nhi ngay trong bụng mẹ. Đến ngày 14/12, sau hơn 9 tuần được theo dõi và chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thai nhi được 33 tuần, sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy con.
Dự kiến khoảng 1 tuần nữa,em bé đầu tiên được chữa bệnh khi còn trong bào thai của mẹ sẽ được xuất viện. Ảnh: VGP/Trần Linh
“Trong quá trình mổ lấy con cho sản phụ, khối thai không tim bị phù, tròn, rất khó lấy, có nguy cơ cao sản phụ vỡ tử cung. Dây rốn của thai nhi lại to, phồng, gắp bị trơn trượt, khó khăn vô cùng, tất cả ê kip khi đó phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện. Cuối cùng, sản phụ sinh con trai 1,2 kg”, BS Nguyễn Thị Sim chia sẻ.
Hiện tại, sức khỏe của trẻ tiến triển tốt, trẻ đã được bỏ máy thở, tự bú. Dự kiến khoảng 1 tuần nữa bé sẽ được ra viện.
Trước đây, với những trường hợp như này, bào thai phụ thuộc rất nhiều vào may rủi, khi sinh ra, nhiều trẻ bị dị tật hoặc thai c.hết lưu. Để cứu chữa cho trẻ, bắt buộc phải đợi sinh xong mới có thể can thiệp, nhiều trẻ không thể cứu chữa vì quá muộn.
BS CK1 Nguyễn Thị Sim cho biết, theo thống kê trước đây của tổ chức WHO, cứ 35.000 ca sinh thì có 1 ca mắc hội chứng này. Tuy nhiên, hiện nay do kỹ thuật hiện đại, tỷ lệ phát hiện bệnh nhiều hơn, ngay trong tháng 11-12/2019, tại bệnh viện Sản phụ Hà Nội đã phát hiện 8 ca mắc bệnh. Năm 2016, bệnh viện cũng ghi nhận 2 ca trên tỷ lệ 40.000 ca sinh. Tức là tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/20.000 ca.
Từ sau 2 ca đầu tiên thực hiện thành công vào tháng 10/2019, đến nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện can thiệp tới 14 ca. Tất cả các ca này đều được bệnh viện miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện dự kiến sẽ miễn phí hoàn toàn cho 30 ca can thiệp đầu tiên.
Hôm nay (19/12), bệnh nhân Lộc Thị Hường được xuất viện. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để thực hiện được kỹ thuật này, bệnh viện đã phải chuẩn bị rất kỹ, từ đầu tư máy móc, phòng mổ, phòng vô trùng hiện đại nhất đến việc cử bác sĩ đi học, tiếp cận những kiến thức mới, nhằm cứu sống những thai nhi không may mắc dị tật hoặc bất thường khi còn trong bụng mẹ, vì nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc t.ử v.ong.
Theo BS Nguyễn Thị Sim, các sản phụ khi được chẩn đoán mang song thai dù chưa cần biết có chung bánh rau hay không cũng đã có nguy cơ t.iền sản giật, tiểu đường thai kỳ, vỡ ối, sinh non… gấp 5 lần so với sản phụ bình thường. Đối với sản phụ mang song thai chung 1 bánh rau thì càng nguy hiểm hơn, vì vậy sản phụ càng đi khám thường xuyên tại các chuyên khoa.
Nếu có dấu hiệu ban đầu như bụng to lên nhanh, khó thở nhiều… thì nên nghĩ đến hội chứng song thai 1 bánh rau. Song thai 1 hay 2 bánh rau đều có thể phát hiện khi thai 12 tuần, nhưng nếu để thai lớn hơn thì rất khó nhìn qua siêu âm, cần phải sử dụng thiết bị có độ phân giải cao thì mới phát hiện được.
“Trường hợp siêu âm không tìm thấy bằng chứng song thai 1 hay 2 bánh rau, các bác sĩ cần quan tâm sản phụ như hội chứng chung 1 bánh rau”, BS Nguyễn Thị Sim chia sẻ.
Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số đơn vị hợp tác quốc tế triển khai khoá học cơ bản về can thiệp y học bào thai cho khoảng 40 bác sĩ của các cơ sở có chuyên khoa sản. Mục tiêu của bệnh viện là chuyển giao cho các đơn vị nhằm cứu sống nhiều hơn nữa trẻ không may mắn từ khi còn trong bụng mẹ. Đặc biệt, với kỹ thuật hiện đại này được thực hiện thành công tại Việt Nam, bệnh nhân sẽ không phải ra nước ngoài chữa bệnh, chi phí cũng rẻ hơn nhiều.
Thuý Hà
Theo baochinhphu
Vì sao trẻ sinh non có xu hướng tăng?
PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, mỗi năm Bệnh viện điều trị cho hàng ngàn trẻ sơ sinh non tháng.
Mỗi ca sơ sinh non tháng, nhẹ cân đều được chăm sóc đặc biệt, có những trẻ mất thời gian 3 – 4 tháng nằm viện mới có thể xuất viện trở về nhà.
Các bác sĩ đang thăm khám cho trẻ sinh non, nhẹ cân.
Đối diện nhiều nguy cơ bệnh tật
Đây là con số được công bố tại buổi họp mặt có gần 100 gia đình trẻ sinh non được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%.
Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời, trong đó, trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm khoảng 9-10%. Những cô bé, cậu bé khi chào đời với cân nặng từ 700gr – 800gr đến 1.200gr – 1.800gr thân hình bé tí hon vì thế phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật.
Còn ThS. BS. Chuyên khoa II Phan Thị Huệ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, trẻ sơ sinh và đặc biệt trẻ sinh non chịu ảnh hưởng tác động môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh tật, do đó cần chăm sóc, theo dõi đặc biệt của cán bộ y tế và gia đình. Có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu m.áu do thiếu sắt.
Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị xuất huyết nội sọ, xuất huyết nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.
Khoa Sơ sinh trẻ non tháng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận điều trị đặc biệt dành cho những bệnh nhân tí hon. Số lượng trẻ non tháng ở Khoa tăng dần trong những năm gần đây. Tỷ lệ trẻ non tháng các năm trước dao động từ 8-9%; năm 2018 tăng 9,6%. Công tác chăm sóc điều trị cho các bé không chỉ cần trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dồi dào mà còn cần cả những trái tim của những người mẹ.
Cần chăm sóc đặc biệt
Các cán bộ nhân viên tại Khoa Sơ sinh luôn thức trực 24/24h phải tạo môi trường an toàn nhất với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm đến ánh sáng, âm thanh. Em bé tại đây luôn được chăm sóc trong môi trường ổn định nhất để giảm strees trong phòng hồi sức giúp bé pháp triển tốt hơn.
Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ đến hạ đường huyết, vàng da, n.hiễm t.rùng, viêm ruột ngoại tử, thiếu m.áu, vàng da, mù lòa, điếc, xuất huyết não, màng não.
Chị N.T.T, một người mẹ có con sinh non chia sẻ: “Tôi mang thai đôi hai con trai. Đẻ non và chỉ còn một cháu cân nặng 0,7kg sống. Sau thời gian dài chăm sóc hai mẹ con được ra viện, cháu khỏe mạnh, mỗi tội không biết bú sữa mẹ nên về nhà sẽ tập cho cháu bú sữa mẹ.
Bác sĩ cũng nhắc nhở nhiều về việc bảo vệ đường hô hấp cho cháu khi về nhà cũng như cách chăm sóc cháu những ngày đầu. Các bác sĩ nói do cháu sinh non nên đường hô hấp sẽ yếu hơn trẻ đầy đủ tháng, bởi thế phải để ý điều hòa giữ ấm, bảo vệ đường hô hấp”.
Tư vấn về cách chăm sóc trẻ non tháng, PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh tư vấn, chăm sóc trẻ non tháng, nhẹ cân luôn là thách thức, bởi lẽ trẻ sinh non có hệ thống miễn dịch chưa hoàn hảo, các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện.
PGS. TS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Do vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm đường hô hấp, nhiễm khuẩn, sức chịu đựng của trẻ với thay đổi của môi trường cũng vô cùng kém, điều này đòi hỏi trẻ phải được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt 24/24 giờ, kiểm soát nghiêm ngặt các chức năng hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…
Các chức năng cơ thể không hoàn hảo nên sự thay đổi môi trường, thời tiết, thân nhiệt, áp suất đều rất kém. Những trẻ sinh cực non 7 tháng luôn được quan tâm chăm sóc đặc biệt, trẻ không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, thường được nuôi lồng ấp giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 giờ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.
Trẻ được bổ sung dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch, thậm chí phải được máy hỗ trợ thở để duy trì sự sống… “Trẻ non tháng luôn được đảm bảo chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất” – ông Ánh cho hay.
Thông thường trẻ sẽ được trở về gia đình chăm sóc khi các bác sĩ đảm bảo trẻ có thể tự bú, tự thở, tự thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc sau đó của gia đình cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ có thể phát triển bình thường, tránh những tổn hại không đáng có tới sức khỏe của trẻ sau này như giảm sút trí tuệ hay chậm phát triển thể lực..
BS.Nguyễn Duy Ánh cho biết, nguyên nhân gây sinh non có nhiều, có thể từ những viêm nhiễm như viêm tiết niệu, viêm răng hay viêm â.m đ.ạo; cấu tạo cổ tử cung ngắn; cũng có thể là những stress trong cuộc sống… hoặc không rõ nguyên nhân. Do vậy, sản phụ nên phòng tránh từ các nguyên nhân nêu trên, đồng thời, nên chọn lựa một cơ sở chuyên khoa, uy tín đến theo dõi quá trình thai nghén.
Nếu có nguy cơ đẻ non, các sản phụ nên đến cơ sở y tế có đủ điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Hoặc lỡ có sinh non ở tuyến dưới thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến tỉnh trở lên, nhằm giúp trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt ngay từ những ngày đầu đời, tránh để lại những hậu quả, di chứng của sinh non đối với trẻ.
Tuấn Anh
Theo baophapluat