Khoa học chứng minh rằng tương tác với cây xanh trong nhà hay ngoài trời đều tốt cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng trong bối cảnh ô nhiễm không khí ngoài trời gia tăng, mọi người được khuyến nghị trồng thêm cây xanh trong nhà để tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại, cụ thể như:
Giảm lo lắng và căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy cây xanh có thể giúp giảm mức độ lo lắng và căng thẳng tinh thần (stress), cũng như mang đến chu kỳ giấc ngủ tốt hơn. Chẳng hạn, nghiên cứu của Đại học bang Kansas (Mỹ) phát hiện trồng cây trong phòng, đặc biệt là phòng bệnh, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Nghiên cứu đã so sánh tình trạng phục hồi của các bệnh nhân trong phòng có và không trồng cây cho thấy những bệnh nhân trong phòng có trồng cây có tỷ lệ mệt mỏi và lo lắng thấp hơn.
Đặc biệt, bệnh nhân ở những phòng có trồng cây oải hương giảm tình trạng bồn chồn, căng thẳng, lo lắng và mất ngủ. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nhân học Sinh lý học, không gian làm việc có nhiều cây xanh giúp giảm stress đáng kể.
Giúp tâm trạng ổn định và thư giãn. Theo nhiều nghiên cứu, cây xanh có thể giúp bạn thư giãn và bình tĩnh hơn. Đơn cử, cuộc khảo sát được thực hiện tại 4 bệnh viện ở Khu vực Vịnh San Francisco cho thấy, khi tiếp xúc với cây cối, 79% bệnh nhân cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn, 19% cảm thấy tích cực hơn trong khi 25% cảm thấy tỉnh táo và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, các loại cây trồng trong nhà có hoa có thể mang đến cảm xúc tích cực. Ở người cao t.uổi, nó được chứng minh giúp cải thiện trí nhớ tình tiết.
Cải thiện sự tập trung. Nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Anh khẳng định, các sinh viên khi được dạy trong các phòng học đầy cây xanh tăng 70% về mức độ hiểu bài nhờ cải thiện chú ý, nâng cao sự tập trung. Còn một nghiên cứu khác chỉ ra rằng cây trồng trong nhà có tác động tích cực đối với t.rẻ e.m mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), giúp chúng cảm thấy thoải mái và tập trung tốt hơn.
Nâng cao lòng tự trọng. Chăm sóc và theo dõi sự biến đổi của cây trồng trong nhà được chứng minh có tác động tích cực đối với t.rẻ e.m và cả người lớn. Theo một nghiên cứu, quá trình trưởng thành và biến đổi của cây sẽ hướng người chăm sóc cây suy nghĩ tích cực rằng ngoại hình và các yếu tố liên quan không chi phối sự phát triển của bản thân, mà sự giáo dục, nuôi nấng và chăm sóc đúng cách góp phần vào việc này, từ đó giúp nâng cao lòng tự trọng.
Cải thiện chất lượng không khí và giảm bệnh tật. Lợi ích này đã được chứng thực từ lâu với các loại cây như trầu bà, thường xuân, phú quý, sống đời, lan ý… Theo đó, lượng chất gây ô nhiễm không khí trong nhà hoặc văn phòng thường nhiều hơn bên ngoài, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, mất tập trung và viêm họng. Nghiên cứu chỉ ra rằng cây trồng trong nhà giúp loại bỏ hơn 300 độc tố trong không khí cũng như loại bỏ tới 87% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Bên cạnh đó, cây xanh có thể tạo thêm độ ẩm trong nhà, làm giảm hoặc kiểm soát hàm lượng bụi trong không khí, từ đó phòng tránh nguy cơ kích ứng đường hô hấp, sổ mũi và ngứa mắt. Ngoài ra, sự hiện diện của cây xanh trong phòng cũng được cho cải thiện tư duy sáng tạo.
Thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh. Trồng vườn rau trong nhà với các loại rau củ và thảo mộc như hương thảo, húng tây, rau mùi, hẹ, kinh giới, hành lá, củ cải, cải xoăn, khoai tây, cải bó xôi, cà chua… được xem là một trong những cách trực tiếp nhất để thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và thoát khỏi thói quen ăn uống kém, mà không phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc trừ sâu.
Theo nghiên cứu của Đại học Saint Louis (Mỹ), khi trồng rau trong nhà, gia đình sẽ tạo ra môi trường thực phẩm tích cực. Nghiên cứu cũng cho thấy, những đ.ứa t.rẻ ăn thực phẩm trồng trong nhà ăn gấp đôi lượng rau củ và trái cây so với những đ.ứa t.rẻ không hoặc hiếm khi ăn các loại thực phẩm tự trồng.
TRÍ VĂN
Theo Boldsky/baocantho
8 cách để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh với bệnh tiểu đường type 2
Việc thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2 và có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn.
Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở t.rẻ e.m và bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu xảy ra ở người lớn t.uổi.
Chế độ sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất ngăn chặn bệnh tiểu đường. (Ảnh: theo boldsky).
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, khoảng 25% người trên 60 t.uổi mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh tiểu đường type 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất chiếm khoảng 90% trong tất cả các trường hợp mắc tiểu đường, theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế.
Nhưng việc thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2 và có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường type 2.
1. Tập thể dục hàng ngày
Nếu bạn bị tiểu đường type 2 và hiếm khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, thì điều đó rất có hại cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể từ từ bắt đầu bằng cách đi bộ 5-10 phút bên ngoài.
Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cải thiện lượng đường trong m.áu và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường xuyên tập thể dục có lượng đường trong m.áu ổn định hơn.
2. Dùng thuốc
Cần phải dùng thuốc tiểu đường đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ vì nó sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường type 2 của bạn.
3. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2, vì vậy hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây tươi, rau và ngũ cốc… Nó sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu của bạn.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chế biến và đồ ngọt để giúp ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
4. Kiểm tra lượng đường trong m.áu thường xuyên
Kiểm tra lượng đường trong m.áu hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đó là một ý tưởng tốt để giúp bạn kiểm tra thường xuyên lượng đường huyết, huyết áp và mức cholesterol.
5. Giảm căng thẳng
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 không nên căng thẳng vì nó có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong m.áu và sức khỏe tổng thể của họ.
Khi điều gì đó đang làm bạn căng thẳng, hãy tập yoga hoặc thiền để giúp mình bình tĩnh và giảm mức độ căng thẳng. Điều này sẽ giúp quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
6. Bỏ t.huốc l.á và rượu
Điều quan trọng là bỏ t.huốc l.á và hạn chế uống rượu vì nó làm giảm cơ hội phát triển các biến chứng tiểu đường.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống quá nhiều rượu bia góp phần gây béo phì và làm suy yếu chức năng gan.
7. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ những điều tích cực thực sự có thể giúp những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nó giúp tăng cường tâm trạng, cho phép họ vượt qua những thách thức và quản lý tốt hơn bệnh tiểu đường type 2.
Theo một nghiên cứu, 46% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 gặp phải suy nghĩ tiêu cực xung quanh việc kiểm soát tình trạng này.
8. Ngủ đúng giờ
Chất lượng giấc ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc có ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Y học gia đình, gần 50% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net