Trong lúc chạy chơi, b.é t.rai 7 t.uổi chẳng may ngã vào chiếc kéo, bị kéo đ.âm xuyên cổ.
B.é t.rai bị cây kéo đ.âm x.uyên qua cổ phải nhập viện cấp cứu (ảnh BVCC)
Ngày 23/9, BV Nhi Trung ương thông tin, các bác sĩ nơi đây vừa tiếp nhận bệnh nhân Huy (7 t.uổi, Ninh Bình) được chẩn đoán vết thương phức tạp vùng cổ phải theo dõi chấn thương cột sống do kéo đ.âm, trong tình trạng sốc, đau, mất m.áu được chuyển lên từ BV Sản Nhi Ninh Bình.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi Trung ương đã chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, tiêm phòng uốn ván, kháng sinh và tiến hành các xét nghiệm cấp cứu.
Cuộc hội chẩn Khối Ngoại được thiết lập giữa các chuyên khoa: Ngoại, Sọ mặt và tạo hình, Ngoại thần kinh, Ngoại mạch m.áu, Tai-mũi-họng với tình trạng bệnh nhân và hình ảnh CT Scanner 2 mũi kéo đi theo 2 hướng khác nhau vào vùng góc hàm sàn miệng và đi xuyên qua hệ thống mạch m.áu, thần kinh và dừng lại khi cắm vào thân đốt sống cổ C2. Lưỡi kéo chạy sau nằm sát động mạch cảnh trong bên phải.
Các y bác sĩ mất 2 giờ căng thẳng thực hiện mổ cấp cứu tối cấp cho bệnh nhi 7 t.uổi
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu tối cấp. Quá trình từ lúc nhập viện đến khi bé được đưa lên phòng phẫu thuật chỉ diễn ra trong 1 giờ đồng hồ.
Theo BS. Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Sọ mặt và Tạo hình thẩm mỹ, Trưởng kíp phẫu thuật, tai nạn vật sắc nhọn đ.âm vào vùng đầu mặt cổ là tai nạn sinh hoạt thương tích hy hữu ở t.rẻ e.m. Vùng đầu mặt cổ là nơi có hệ thống mạch m.áu và thần kinh rất phức tạp do vậy với vết thương do vật sắc nhọn đ.âm vào thì nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng với tỷ lệ t.ử v.ong rất cao.
Trong trường hợp của cháu Huy, rất may mắn hệ thống động mạch cảnh không bị tổn thương nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ đã lôi được dị vật ra khỏi cơ thể bệnh nhi, các mạch m.áu, cơ và thần kinh tổn thương được khôi phục.
“Thủ phạm” khiến trẻ nhập viện được các bác sĩ lấy ra…
Sau mổ bệnh nhân được chuyển về Hồi sức Ngoại tiếp tục theo dõi và điều trị. Sau 1 ngày hồi sức tích cực cháu đã tỉnh trở lại và chuyển lên khoa Sọ mặt Tạo hình, BV Nhi Trung ương tiếp tục theo dõi và điều trị.
BS Thơm khuyến cáo, có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn sinh hoạt và thương tích ở t.rẻ e.m nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn trong quá trình nuôi dạy chăm sóc trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.
“Không chỉ cha mẹ là người luôn bảo vệ các con mà chính bản thân các em cũng cần đuọc hướng dẫn cách bảo vệ và phòng tránh nguy cơ khi cầm hay sử dụng các vật sắc nhọn, luôn có ý thức và trách nhiệm tự bảo vệ mình trước mọi nguy hiểm rình rập trong suốt cuộc đời”, BS Thơm chia sẻ.
Uống nhầm dầu hỏa, bé 15 tháng t.uổi bị suy hô hấp nặng
Trong lúc gia đình không để ý, bé 15 tháng t.uổi tưởng là nước ngọt nên đã uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai coca để ở góc nhà.
Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu do uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai coca. Ảnh: VTV News
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận điều trị cho trường hợp một bệnh nhi 15 tháng t.uổi uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai nước ngọt. Thông tin từ người nhà bệnh nhi cho hay, trước đó, gia đình đã sang chiết dầu hỏa ra vỏ chai coca để ở góc nhà. Trong lúc gia đình không để ý, bé tưởng là nước ngọt nên lấy uống nhầm. Ngay sau khi uống, bệnh nhi bị sặc theo đường mũi, nôn trớ. Gia đình lập tức đưa bé vào cơ sở y tế gần nhà để cấp cứu.
Tại cơ sở y tế gần nhà, bệnh nhi được thở oxy và chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương. Thời điểm được chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy oxy liều cao. Các bác sĩ đã điều trị kháng sinh và thuốc đặc hiệu cho viêm phổi do hít sặc phải dầu. Hiện tại, sau 3 ngày thở máy, bệnh nhi đã cai được máy thở, tuy nhiên vẫn sốt và viêm phổi.
Trao đổi với VTV News, bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng – Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc uống nhầm phải dầu hỏa và các dẫn chất là một cấp cứu thường gặp ở t.rẻ e.m. Biểu hiện của trẻ sau khi uống là ho sặc sụa, tím tái, hơi thở nồng nặc mùi dầu hỏa, nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp nguy hiểm tính mạng.
Khi con trẻ uống phải dầu hỏa, cha mẹ không nên gây nôn bởi vì dầu vốn là chất bay hơi, khi được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi dầu hỏa có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp, dễ gây viêm phổi. Cách xử trí ban đầu là cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục được cấp cứu, giải độc và theo dõi an toàn.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc dầu hỏa và các hóa chất sử dụng trong gia đình, cha mẹ và người lớn cần lưu ý: không nên để hóa chất trong khu vực t.rẻ e.m thường vui chơi qua lại; không đựng dầu hỏa và các hóa chất khác vào vỏ chai lọ vốn đựng nước uống, không nên để trẻ chơi một mình, cần có người lớn hướng dẫn và theo dõi trong quá trình vui chơi, bản thân người lớn cần tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh và sơ cứu khi xảy ra tình huống ngộ độc hóa chất.