Thông thường, tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Tuy nhiên…
Hóc xương cá có thể khiến nạn nhân bị m.ất m.ạng chỉ trong tích tắc
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, các bác sĩ mới tiến hành nội soi, gắp thành công chiếc xương cá dài 4cm nằm sau trong thanh quản của người đàn ông 41 t.uổi. Theo đó, cách đây 2 tuần, anh Hoàng Văn N. (41 t.uổi, trú tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đang ăn cơm thì không may bị hóc xương cá. Có lẽ bởi chủ quan, anh không đến bệnh viện. Thay vào đó, bệnh nhân đi đến bà mo trong bản để chữa trị.
Bà mo đã cho anh N. uống một loại nước lạ và cho biết nước này khiến mảnh xương cá tự tiêu tan. Hàng ngày, anh N. đều đặn dùng “nước thần” của bà mo để chữa bệnh. Tiếc là, tình trạng này không chấm dứt, thậm chí anh còn bị đau đớn hơn đến mất ăn mất ngủ, sụt cân liên tục. Lúc này, bệnh nhân mới được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để thăm khám.
Kết quả chụp X-quang cho thấy, các bác sĩ phát hiện xương cá sắc nhọn dài gần 4cm đ.âm sâu vào vị trí thành sau hầu thanh quản. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định gây mê nội soi và lấy dị vật ra ngoài.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Cũng có ca, nó sẽ nằm trong ruột, nhưng vài ngày sau có thể sẽ bị bài tiết.
Nhưng chúng ta đừng vội chủ quan, ngay khi mẩu xương đã bị trôi đi, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thực quản. Một khi đã được nuốt vào, quá trình di chuyển của xương cá rất khó dự đoán. Hầu hết mọi người đều bị mắc xương cá nhỏ nên 99% trường hợp miếng xương tự tiêu hoặc tự đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những ca để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như đ.âm t.hủng động mạch chủ, động mạch chính trong cơ thể. Như trong trường hợp của người đàn ông này chính là ví dụ thực tế cảnh báo mọi người.
Hóc xương cá – Đâu mới là giải pháp chữa hóc đúng đắn?
Chuyên gia gợi ý, trong trường hợp bị hóc xương cá nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau để xử lý hóc xương cá:
Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này.
– Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
– Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.
– Bạn cũng có thể ngậm một miếng chanh để xương cá mềm ra và tan vào nước bọt.
– Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Tiếp đó, bạn nên uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.
– Nếu không có chuối, hãy cắn một miếng bánh mì và ngậm trong miệng 2 phút sau đó nuốt luôn mà không nhai và uống nước.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong trường hợp hóc xương cá nhỏ. Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đ.âm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế nếu bị hóc xương cá ở mức độ nghiêm trọng. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây n.hiễm t.rùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp như trường hợp của nam bệnh nhân bên trên, bệnh nhân phải đến bệnh viện để bác sĩ làm thủ thuật loại bỏ xương cá.
Không vừa cười vừa nói khi ăn giúp bạn phòng tránh hóc dị vật nói chung.
Chuyên gia lưu ý thêm, để an toàn khi ăn cá, mọi người lưu ý:
– Không vừa cười vừa nói khi ăn.
– Gỡ bỏ xương cá ngay trong bát, không cho cả miếng cá vào miệng rồi sử dụng lưỡi và răng gỡ xương.
– Nhai cẩn thận, chậm rãi trong quá trình ăn cá.
– Xé cá thành những miếng nhỏ để bạn có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Đừng nhai dối và nuốt vội mỗi khi ăn cá.
– Nên ăn cá riêng, tránh trộn lẫn với cơm rồi mới nhai…
Theo baodansinh
Uống ‘nước thần’ chữa hóc xương, người đàn ông nhập viện khẩn cấp
Hóc xương cá, anh Nam ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đến bà mo xin “nước thần” không lành bệnh mà anh phải nhập viện vì bệnh nặng hơn.
Cách đây gần 2 tuần, trong bữa cơm gia đình, anh Hoàng Văn Nam (SN 1978, trú huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) bất ngờ bị hóc xương cá đồng.
Biết mình bị hóc xương cá, nhưng với tâm lý chủ quan, dễ xử lý, nên anh Nam tới gặp bà mo của bản. Được bà mo ban nước thần, anh Nam đều đặt sử dụng với hy vọng mảnh cá tự tiêu tan.
Nước thần cứ dùng liên tục, mà cơn đau không dứt, thậm chí còn đau đớn thêm. Mất ăn mất ngủ vì đau, sụt cân liên tục, lúc này, gia đình mới đem anh đi bệnh viện.
Hình ảnh cắt lớp vi tính và Xquang xương cá trong cổ anh Nam
Tại khoa Tai Mũi Họng, BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, anh Nam được các bác sĩ cho đi chụp cắt lớp vi tính và X-quang.
Hình ảnh cho thấy, chiếc xương sắc nhọn dài gần 4 cm đ.âm sâu vào vị trí thành sau hầu thanh quản, nằm trong khoang cạnh hầu và ngang mức bờ trên sụn giáp, sát cột sống cổ và miệng thực quản.
Anh Nam sau đó điều trị kháng sinh, chống viêm để bớt phù nề. Đến ngày 13/12, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định gây mê nội soi lấy dị vật.
Sau 3 ngày lấy dị vật ra ngoài, sức khỏe anh Nam hồi phục nhanh, hết hẳn đau đớn.
Bác sĩ Tăng Xuân Hải – Phó Giám đốc BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, đây là ca hóc xương có vị trí rất khó, nếu xương vẫn còn để lộ một phần nhỏ, sẽ không khó khăn gì để xử lý.
Nhưng với bệnh nhân Nam, chiếc xương quá sắc nhọn đã đ.âm sâu, không để lại vết tích rõ ràng. Dù hình ảnh cận lâm sàng xác định vị trí cơ bản, nhưng thực tế để tìm được chính xác lại là câu chuyện phức tạp.
“Dị vật thường xuyên di động do động tác nuốt của bệnh nhân; khoang cạnh hầu rộng, nhiều giả mạc xung quanh nên êkip nội soi mãi vẫn không thấy dị vật. Êkip phải sáng tạo đầu nối dài dao điện, mở rộng vùng để tìm kiếm. Mò mẫm, dò tìm từng chấm trắng của đầu xương” bác sĩ Hải thông tin.
Theo vietnamnet