Lạnh đột ngột, cẩn trọng với những cơn đau thắt ngực

Làm việc gắng sức, xúc động quá mức hoặc lạnh đột ngột đều là yếu tố dẫn tới các cơn đau thắt ngực. Đây cũng là triệu chứng của nhồi m.áu cơ tim.

lanh dot ngot can trong voi nhung con dau that nguc 06dc00

Nhiều ca bệnh tim mạch nhập viện trong dịp thời tiết lạnh đột ngột

Gia tăng bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim, động mạch vành

Ở t.uổi 40, ông Nguyễn Văn Tuấn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tìm đến Viện Tim mạch Quốc gia thăm khám sau vài lần xuất hiện cơn đau thắt ở ngực. Tại đây, ông được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh động mạch vành cần điều trị bằng thuốc.

Tương tự, bệnh nhân nam Trần Văn Tùng, 25 t.uổi (sinh năm 1994) hoàn toàn chưa có bệnh lý mạn tính, t.iền căn gia đình không ghi nhận gì nổi bật. Trong những ngày trời lạnh đột ngột, bệnh nhân thường xuyên hút t.huốc l.á, xấp xỉ 1 gói (20 điếu)/ngày. Anh Tùng đã phải nhập viện trong tình trạng đau nhức toàn thân, khó thở, sốt nhẹ, ho có đàm màu đục lượng ít và nổi bật là đau vùng ngực trái liên tục, mức độ trung bình đến nặng. Kết quả chụp mạch vành là nhánh mũ tắc hoàn toàn, các nhánh khác cũng có tổn thương nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, bệnh nhân được can thiệp thành công một stent mạch vành có phủ thuốc cùng liệu trình điều trị chuẩn của nhồi m.áu cơ tim.

Theo PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, mô hình bệnh tật ở Việt Nam thay đổi nhiều, cách đây 20 năm tỉ lệ bệnh động mạch vành, đau thắt ngực chỉ dưới 10%, nhưng gần đây gần có đến 40% số bệnh nhân đến khám có liên quan đến nhồi m.áu cơ tim, động mạch vành.

Bệnh động mạch vành gặp ở các đối tượng nguy cơ như người già, gia đình có người mắc bệnh hoặc người có lối sống không lành mạnh, ít vận động, thừa cân béo phì…

“Bệnh động mạch vành và nhồi m.áu cơ tim xuất hiện ngày càng nhiều va tre hóa, găp ca ở người dưới 50 t.uổi, thậm chí có thể gặp cả ở những người dưới 40 t.uổi. Điều này có nghĩa là quá trình xơ vữa động mạch vành đã diễn ra trước đó từ rất lâu, thường 10-20 năm. Đây là căn nguyên gây nên các cơn đau thắt ngực, nếu không được phát hiện và được điều trị can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và t.ử v.ong”, ông Hùng cảnh báo.

Không bỏ qua các cơn đau thắt ngực

Theo các chuyên gia tim mạch, đau thắt ngực có nhiều nguyên nhân nhưng có trên 90% cơn đau thắt ngực là do hẹp động mạch vành làm giảm lưu lượng m.áu đến cơ tim. Nguyên nhân chính là do quá trình xơ vữa diễn ra kéo dài trong nhiều năm với sự lắng đọng từ từ các mảng bám vào mặt trong các thành mạch làm cho các thành mạch ngày càng dày lên, cứng lại, mất tính đàn hồi, cuối cùng gây hẹp, tắc động mạch vành.

GS. TS. Nguyễn Lân Việt cho biết, các cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức, đau ngực do mất cân bằng về cung cầu, tức là bản thân mạch vành đã hẹp, m.áu đã ít rồi nên khi gắng sức nhu cầu oxy nhiều lên trong khi lượng m.áu ít thì xuất hiện cơn đau. Đó là đau thắt ngực ổn định. Có trường hợp cơn đau thắt ngực không ổn định, các mảng xơ vữa nứt ra, tiểu cầu kéo đến có thể gây tắc hoặc hẹp động mạch vành. Cơn đau thắt ngực xuất hiện kể cả khi không cần gắng sức, tự dưng xuất hiện.

“Có một số yếu tố dễ bùng phát cơn đau thắt ngực: Một là gắng sức, hoặc do xúc cảm quá mức (vui mừng, bực tức…) hoặc lạnh đột ngột đều là yếu tố thuận lợi xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Nếu bị đau thắt ngực 1-2 lần thì nên chủ động đi khám, không nên để lâu đợi đến lúc nhồi m.áu cơ tim rồi thì chữa trị khó khăn hơn nhiều. Cần đến khám sớm để bác sĩ có chẩn đoán điều trị kịp thời”, ông Lân Việt chia sẻ.

Đau thắt ngực là triệu trứng của nhiều bệnh, hay gặp nhất ở bệnh mạch vành. Có các thể bệnh khác nhau, nhẹ thì cơn đau thắt ngực, nặng là nhồi m.áu cơ tim nhưng cũng có nhiều cơn đau nằm trong bệnh tim mạch như hở động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu (nhịp không đều). “Có những bệnh nhân bị đau thắt ngực do nguyên nhân từ mạch m.áu như thắt phình động mạch chủ, những bệnh trước đây gặp rất ít nhưng ngày nay do t.uổi thọ càng cao thì tỷ lệ người mắc căn bệnh này càng nhiều”, vị chuyên gia phân tích.

Ngoài ra, một số bệnh lý không phải tim mạch nhưng cũng gây đau ngực. Cụ thể, bệnh lý của hệ tiêu hóa, điển hình nhất là viêm loét dạ dày dẫn tới hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến bệnh nhân cũng có triệu chứng đau ngực rất khó chịu, vã mồ hôi. Bên cạnh đó, các bệnh lý về phổi như nhồi m.áu phổi, tràn dịch màng phổi… cũng gây ra đau ngực. “Có thể nói đau ngực là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Còn đau thắt ngực thì điển hình là mạch vành vì vậy khi có triệu chứng đau ngực và đau thắt ngực cần đi khám các bác sĩ để có hướng điều trị”, ông Lân Việt khuyến cáo.

Theo baogiaothong

7 điều mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho con

La hét, ăn nhiều đường, ngủ ít, uống cà phê, khóc hay ít vận động… là những việc các mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho sức khỏe của con.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con a568ec

Cãi nhau, la hét: Tình trạng cãi nhau, la hét hay lo lắng, trầm cảm của các bà mẹ khi mang thai sẽ gây hại cho các em bé. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ thống miễn dịch và não. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu, buồn nôn và khó ngủ ở các bà mẹ.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con 07e1a2

Ăn nhiều đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ ăn nhiều đường trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến con gặp vấn đề về kỹ năng học tập và ảnh hưởng tới trí nhớ.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con 4d669b

Tâm trạng thất thường: Tâm trạng thất thường khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở các bà mẹ. Đôi khi họ rất hạnh phúc, phấn khích nhưng lại rất nhanh chóng bị căng thẳng. Vấn đề này xảy ra khi sự trao đổi chất và hormone của họ bị thay đổi. Những phụ nữ thường xuyên bị như vậy trong giai đoạn thai kỳ dễ sinh ra con có não bị ảnh hưởng.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con c62631

Khóc: Khóc khi mang thai có thể gặp ở nhiều bà mẹ đa cảm. Nhưng theo các chuyên gia, các bà mẹ không nên khóc khi đang mang thai vì sẽ khiến con ngủ quá nhiều, chán ăn khi sinh ra.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con 2ec66a

Ngủ ít: Một số nghiên cứu chứng minh, 78% phụ nữ khi mang thai có giấc ngủ bị xáo trộn do rối loạn hormone. Do vậy, phần lớn trong số họ luôn cảm thất mệt mỏi và buồn nôn. Một người mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ thường xuyên có nguy cơ sinh ra con không được khỏe mạnh là điều đương nhiên.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con 8dd6a4

Ít vận động, ăn quá nhiều: Tăng cân khi mang thai dễ dấn đến các biến chứng khi sinh thậm chí nó có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ sau này. Do vậy, người mẹ khi mang thai nên tăng cường vận động thể chất, ăn uống điều độ, khoa học để đ.ứa t.rẻ ra đời được phát triển toàn diện, tránh nỗi lo về bệnh tật.

7 dieu me bau khong nen lam de tranh gay hai cho con 679131

Uống cà phê: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ khi mang thai không được uống cà phê. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người mẹ không nên uống cà phê ở giai đoạn thai kỳ vì lượng caffeine sẽ đi qua nhau thai, vào thẳng m.áu của trẻ, gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *