Phòng ốc sạch sẽ, bác sĩ nhiệt tình, chu đáo… là những ấn tượng của chị Hương sau trải nghiệm sinh nở tại bệnh viện 108.
Đối với nhiều mẹ bầu, chọn bệnh viện nào để sinh nở luôn là câu hỏi khiến nhiều mẹ trăn trở bởi mỗi bệnh viện lại có những ưu, nhược điểm riêng và để đưa ra được quyết định cuối cùng cũng tốn khá nhiều thời gian.
Một trong những bệnh viện được nhiều mẹ bầu khu vực miền Bắc yên tâm lựa chọn để lâm bồn đó bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ở viện 108 có 2 khu sinh đó là: khu nhân dân và khu sinh con trọn gói. Nhưng lưu ý các mẹ muốn sinh bên khu nhân dân là nên đăng ký làm hồ sơ sinh từ 26- 28 tuần, quá thời gian này bệnh viện không nhận hồ sơ. Lúc đi khám buộc phải mang phiếu siêu âm tuần thứ 12 và các xét nghiệm đã làm để tránh trường hợp xếp hàng lâu mà vẫn phải về nhà lấy.
Nếu các mẹ vẫn đang cân nhắc việc sinh con tại bệnh viện 108 thì hãy tham khảo ngay bài chia sẻ tường tận dưới đây của chị Nguyễn Thị Hương, 27 t.uổi (sống tại Hà Nội) để có cái nhìn rõ hơn về dịch vụ sinh nở tại khu nhân dân của Bệnh viện quân đội 108.
Bệnh viện quân đội 108.
Đi sinh không cần chuẩn bị đồ cá nhân, bệnh viện có dịch vụ cắt dây rốn bằng tia laser cho bé
Theo chị Hương chia sẻ: “Mình quyết định sinh con ở bệnh viện 108 vì gần nhà và nghe nói là có khu nhà mới xây rất sạch sẽ. Thêm nữa là ở viện 108 khi mình chờ sinh có người nhà được vào cùng. Cửa sinh là cửa tử, cảm giác đau đẻ mà không có ai được vào cùng mình thì áp lực lắm. Ở đây chỉ khi nào mình đi đẻ thì bác sĩ đưa mình vào phòng, chứ lúc đang đau sẽ có người nhà ở cùng mình”.
Chị Hương cũng cho hay chị làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 28 và đi khám định kì ở tuần 32, 36, 39. Bà mẹ trẻ dự sinh vào ngày 11/2 nhưng mới ngày 26/1 đã có dấu hiệu chuyển dạ sớm và chị sinh thường ở khu nhân dân: “Trước đó mấy hôm mình có lâm râm đau bụng từng cơn nên cũng nằm theo dõi bảo chồng nếu đau nhiều đến sáng thì đi khám, nhưng đến sáng lại hết đau. Tối ngày 25 mình thấy hơi đau bụng tương tự như vậy và có dự cảm sinh nên tắm gội sạch sẽ. Tuy vậy mình vẫn nấu cơm ăn uống xong lên giường nằm. Mình chần chừ không muốn đi vì sợ chuyển dạ giả giống mấy hôm trước, nhưng chồng vẫn nhất quyết đưa đi.
Chị Hương bên con trai mới sinh.
Khi đi mình có cầm theo hồ sơ sinh bao gồm tất cả xét nghiệm tuần 36, sổ hộ khẩu phô tô (bản gốc) để lấy giấy chứng sinh, bảo hiểm và chứng minh thư, mỗi loại phô tô 2 bản. Khoa sản nằm ở tầng 9, tòa nhà 21 tầng. Lúc đó khoảng 9h tối, có người trực đưa mình vào khám trong thì mở 2 phân rồi. Mình được nằm đo tim thai và chạy máy monitor, các cơn đau đến liên tục vật vã. Đến 3h sáng mình mở 7 phân và được đưa vào phòng chờ đẻ. 4h sáng em bé chào đời nặng 3,5kg. Sinh xong con được da kề da với mẹ hơn chục phút. Dây rốn của con được cắt bằng tia laser rất sạch sẽ, không phải chờ rụng rốn như bình thường.
Các mẹ đi sinh không phải mang đồ vệ sinh cá nhân vì nhập viện sẽ được phát hết từ dầu gội, sữa tắm, bài chải đ.ánh răng, khăn rửa mặt… Trong viện có sẵn cây nước nóng, các mẹ có thể mang bình giữ nhiệt nhỏ để đựng nước nóng”.
Hình ảnh bên trong khoa sản Bệnh viện 108.
Phòng ốc sạch sẽ, cơm viện ngày 3 bữa
Mình sinh thường đăng ký phòng dịch vụ 150 nghìn/ngày, cộng thêm 200 nghìn/ngày gói người nhà vào chăm sóc (người nhà được ở trong viện từ 4h chiều đến 8h sáng hôm sau và từ 10h sáng đến 13h30. Các giờ còn lại sẽ có y tá chăm sóc). Nếu không đăng kí thì mẹ con tự chăm nhau và chỉ có giờ vào thăm, không được ở qua đêm. Phòng của mình có 6 giường, tách riêng thành 3 phòng nhỏ: 1 phòng 3 giường, 1 phòng 2 giường và 1 phòng 1 giường. Mỗi phòng nhỏ đều có cửa đóng, sạch sẽ và đảm bảo riêng tư”.
Phòng lưu viện khu nhân dân cũng rất sạch sẽ.
Phòng ốc sạch sẽ, yên tĩnh có nóng lạnh, được ăn ngày 3 bữa (ăn sáng là cháo, cơm ăn vào bữa chính, được phát thêm sữa ông thọ nữa) có người mang tận giường, người nhà ở lại chăm được ăn 1 bữa sáng. Phòng không cần đăng kí trước, khi nào nhập viện thì đăng kí.
Bác sĩ, y tá rất nhiệt tình tận tâm. Lúc mình đau đẻ vật vã mà cô y tá chăm mình cứ đến động viên: Mẹ cứ yên tâm vào đây các cô lo hết rồi, không có gì phải sợ, mẹ sắp được gặp con rồi… Trong lúc rặn đẻ các cô còn hướng dẫn mình lấy hơi như thế nào, động viên mình con sắp ra rồi, mẹ cố lên nào…
Hình ảnh hiện tại của 2 mẹ con chị Hương.
Ra viện còn có người đến kiểm ra vết khâu của mẹ có vấn đề gì không, rất chu đáo. Mình cảm thấy hài lòng với dịch vụ sinh nở tại viện, có khoản thăm nom hơi vất vả vì phải đúng giờ, mỗi lần chỉ được 2 người vào thăm, người nhà chỉ được ở lại đến 8h sáng ngày hôm sau và đến giờ trưa thăm mới vào. Khoảng thời gian nửa buổi sáng, nửa buổi chiều thì chỉ có mấy sản phụ với nhau, khi vừa sinh xong không có người hỗ trợ cũng khá khó khăn vì còn thay bỉm, pha sữa cho con. Không phải ai cũng có sữa để cho con ti ngay được.
Tổng thiệt hại nhà mình đi sinh thường nằm viện 3 ngày hết 3 triệu 80 nghìn đồng. Mình có bảo hiểm 80% ở viện”.
Theo Helino
Mẹ Hà Nội và trải nghiệm sinh mổ đáng nhớ: Bệnh viện chuẩn bị sẵn hết đồ, có xe đưa đón tận nơi lại thêm quà mang về
Sự chu đáo của bệnh viện đã để lại cho chị Hà khá nhiều ấn tượng về dịch vụ sinh nở tại đây.
Mỗi bệnh viện sản đều đem đến những trải nghiệm sinh nở khác nhau cho các mẹ bầu. Tùy thuộc vào nhu cầu mà các mẹ thể chọn viện công hay viện tư. Câu chuyện đi đẻ dưới đây của chị Hà (sống tại Hà Nội) sẽ giúp các mẹ hình dung rõ hơn trải nghiệm sinh mổ ở bệnh viện Thu Cúc là như thế nào.
Chi phí trội lên kha khá dù đã đăng kí sinh trọn gói
Chị Hà cho biết ban đầu khi nhập viện chị định đăng kí gói mổ chủ động nhưng được tư vấn nên đẻ thường vì tốt cho sức khỏe hơn: “Mình đến viện với tinh thần là định đăng ký gói mổ chủ động luôn, vì mình sinh bé thứ 3 rồi nên sợ đẻ thường lắm. Tuy nhiên, chị tư vấn thì khăng khăng khuyên mình nên đẻ thường cho nhanh lại sức, tốt cho mẹ và con, nên mình lại đăng ký gói đẻ thường.
Tuần 36 mình đến bệnh viện làm hồ sơ sinh có xét nghiệm m.áu, nước tiểu, khám bác sĩ chuyên khoa, siêu âm. Gói 36 tuần có 2 lần khám, siêu âm miễn phí là tuần 36-37 và tuần 38-39. Ngoài những lần này ra khi đến khám bác sĩ cũng miễn phí hết nhưng nếu bác sĩ chỉ định siêu âm hay xét nghiệm thì sẽ bị tính thêm phí ngoài gói.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Sau đó bước sang tuần 39 trở đi, cứ 3 ngày hoặc 2 ngày mình phải đến khám siêu âm liên tục để theo dõi vì chưa chuyển dạ, nên chi phí cũng trội lên kha khá: Siêu âm 270 nghìn, đo monitor 200 nghìn, xét nghiệm nước tiểu 95 nghìn. Nhất là những ngày quá tuần 40 chưa có dấu hiệu gì thì ngày nào cũng phải siêu âm. Cái này thì bệnh viện nào cũng giống nhau nên các mẹ dự trù chi phí nhé.
Mỗi lần đi khám ở Thu Cúc là mình đều khám 1 bác sĩ khác nhau: bác sĩ Lisa, William, bác sĩ Hà, bác sĩ Huyền… Có 1 điểm chung là các bác sĩ ở đây đều ưu tiên đẻ thường. Bác sĩ nào cũng khuyên với 2 lần đẻ thường rồi thì mình nên đẻ thường tiếp là tốt nhất. Đến tận hơn 40 tuần rồi vẫn bảo đợi chuyển dạ đẻ thường đi và cho biết tất cả vẫn bình thường, vẫn theo dõi được không phải lo… nên các mẹ cứ yên tâm không phải cứ viện tư thì sẽ ưu tiên đẻ mổ đâu, dù đúng là gói sinh mổ chi phí cao hơn nhiều”.
Quá trình sinh nở được các bác sĩ hỏi thăm, động viên liên tục
Tuy trước đó đã đăng kí gói đẻ thường nhưng đến 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nên chị Hà quyết định sinh mổ chủ động: “Mình đợi mãi đến 40 tuần 3 ngày vẫn chưa thấy gì, đi khám đầu em bé vẫn cao, cổ tử cung đóng, nước ối không giảm, ối vẫn trong, tim thai bình thường… nói chung là hoàn toàn không có dấu hiệu chuyển dạ. Bác sĩ có nói nếu vài ngày nữa vẫn thế này thì sẽ kích đẻ để sinh thường, tuy nhiên có thể suy nghĩ sinh mổ chủ động vì mình thấp mà siêu âm con có vẻ to (tầm 3kg6, 3kg7) nên hai vợ chồng mình quyết định mổ chủ động luôn.
Trong quá trình sinh nở chị Hà được các bác sĩ động viên liên tục.
Con chị được chào đời bằng phương pháp sinh mổ.
Đến giờ phẫu thuật thì mình được điều dưỡng đưa đi thay quần áo bệnh viện, đẩy xe đẩy xuống tầng 4, người nhà ở lại khoa sản trên tầng 5 vì tầng 4 là khu vực vô khuẩn không được vào. Lúc ngồi chờ vào phòng phẫu thuật, có mấy bạn đi theo chụp ảnh mẹ và bé ngồi nói chuyện động viên mình cho đỡ run.
Vào phòng mổ thì y tá, điều dưỡng, bác sĩ gây tê hỏi thăm liên tục, làm gì cũng động viên trước là: không sợ gì cả nhé, cứ yên tâm làm theo lời các cô, các anh là sẽ không đau gì, mọi việc sẽ tốt đẹp…
Bé khi được da kề da.
Sau khi tiêm gây tê tủy sống mình thấy mất cảm giác hoàn toàn rồi. Có anh bác sĩ hay y tá gì đó bảo lúc lấy con ra sẽ hơi tức tức 1 chút, em cố gắng nhé. Vừa thông báo xong là con cũng ra rồi. Nghe tiếng con khóc mà mẹ cưòi toét miệng, em bé được lau người một chút rồi tiếp da mẹ”.
Đi đẻ không phải mang theo thứ gì, khi về còn được tặng quà
“Đồ đạc khi sinh được bệnh viện chuẩn bị hết, mình cũng mang đi nhưng gần như không dùng đến. Buổi sáng sẽ có điều dưỡng đi phát bỉm cho hai mẹ con, thay quần áo cho mẹ, thay ga giường sạch sẽ. Có bác sĩ đến khám cho mẹ bé, y tá đến tiêm truyền cho mẹ uống thuốc và vệ sinh cho mẹ ngày 2 lần. Có chuông gọi điều dưỡng ở đầu giường, bấm chuông sẽ có người chạy sang thay bỉm hoặc cho bé uống sữa… Cơm viện thì ngon, đa dạng, hàng ngày sẽ có người đi hỏi xem mình chọn món gì cho bữa sáng/trưa/tối.
Khi ở viện các mẹ sẽ có điều dưỡng giúp thay bỉm hoặc cho bé uống sữa.
Mình nằm ở bệnh viện 4 ngày 3 đêm, 1 phòng 2 người và 1 người nhà ở lại. T.iền giường cho người nhà là 200 nghìn/đêm bao gồm 1 bữa sáng. Ra viện mình được tặng 2 chai sữa tắm, 1 voucher 800 nghìn và hẹn khám lại cho bé miễn phí trong vòng 3 tuần sau sinh và có xe đẩy ra tận cửa và taxi đón tận nơi nữa.
Tổng cộng mình hết 30,5 triệu và được trừ bảo hiểm y tế 48% là 1tr3 (bảo hiểm y tế trái tuyến. Bảo hiểm y tế trừ theo quy định nhà nước chứ không theo thực tế số t.iền mình đóng).
Các mẹ chọn giờ sinh, chọn bác sĩ đỡ và đăng ký thêm gói giảm đau sau sinh thì chắc hết tầm 8 triệu nữa. Nói chung mình rất hài lòng khi sinh ở Thu Cúc”.
Theo Helino