Ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đột ngột đứng lên hoa mắt chóng mặt, không chỉ do thiếu m.áu mà còn có thể mắc 1 trong 3 căn bệnh có khả năng đột quỵ

Chóng mặt lúc đứng dậy sau khi đi vệ sinh thường xảy ra trong cuộc sống, nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của thiếu m.áu, nhưng thực tế lại nguy hiểm hơn nhiều.

ngoi trong nha ve sinh lau dot ngot dung len hoa mat chong mat khong chi do thieu mau ma con co the mac 1 trong 3 can benh co kh 818 5240727

Khi đi đại tiện, có 2 thói quen thường thấy ở nhiều người đó là ngồi xổm hoặc ngồi bệt. Không ít người chọn ngồi xổm, vì lý do như bồn cầu bẩn, tư thế ngồi không thoải mái… Mặc dù tư thế này có lợi cho việc thải phân ra ngoài nhanh, nhưng khi ngồi quá lâu lại dễ gây chóng mặt. Mọi người nghĩ dấu hiệu này là do thiếu m.áu, nhưng trên thực tế không chỉ có vậy. Đây có thể là dấu hiệu của 3 căn bệnh sau:

1. Hạ huyết áp thế đứng

Nói một cách đơn giản, đây là dạng huyết áp thấp, xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi đang ngồi xổm hoặc nằm sang tư thế đứng. Trạng thái này dẫn đến lượng m.áu cung cấp cho não không đủ, gây ra chóng mặt.

ngoi trong nha ve sinh lau dot ngot dung len hoa mat chong mat khong chi do thieu mau ma con co the mac 1 trong 3 can benh co kh ac2 5240727

Mặc dù dấu hiệu này rất giống với bệnh thiếu m.áu, nhưng trên thực tế nó diễn ra trong thời gian ngắn, cảm giác khác biệt rất rõ ràng.

2. Tai biến mạch m.áu não

Trên thực tế, việc chóng mặt sau khi đứng lên còn có liên quan tới một số bệnh về não. Khi lượng m.áu cung cấp cho não không đủ sẽ gây ra một số triệu chứng như đau đầu mạnh khi đứng lên, buồn nôn, hoa mắt… Một trong số đó nghiêm trọng nhất là tai biến mạch m.áu não, hay còn gọi là đột quỵ não.

ngoi trong nha ve sinh lau dot ngot dung len hoa mat chong mat khong chi do thieu mau ma con co the mac 1 trong 3 can benh co kh 3bd 5240727

Chóng mặt cũng là triệu chứng của tai biến mạch m.áu não.

Tai biến mạch m.áu não là tên gọi chung của một nhóm bệnh có biểu hiện lâm sàng gồm thiếu m.áu lên não, xuất huyết, có tỷ lệ t.ử v.ong và hôn mê cao. Thông thường, căn bệnh này được chia thành đột quỵ xuất huyết và đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.

Trong đó, đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ phổ biến nhất, nó khởi phát nhanh, t.ử v.ong cao, là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Tỷ lệ t.ử v.ong cũng có xu hướng gia tăng theo độ t.uổi, do chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nên việc phòng ngừa vẫn được coi là tốt nhất.

3. Hạ đường huyết

Tụt đường huyết thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hay lúc đói, cảm giác phía trước bỗng tối đen như mực, ngay cả khi đứng lên và nhìn thấy rõ mọi vật bên ngoài, người bệnh vẫn phải tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

ngoi trong nha ve sinh lau dot ngot dung len hoa mat chong mat khong chi do thieu mau ma con co the mac 1 trong 3 can benh co kh 202 5240727

Biểu hiện của hạ đường huyết cũng tương tự như thiếu m.áu.

Biểu hiện của hạ đường huyết cũng tương tự như thiếu m.áu, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ đe dọa tới tính mạng, đáng sợ hơn rất nhiều so với bệnh thiếu m.áu.

Hạ đường huyết do nhiều nguyên nhân gây ra, sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm, gây thiếu oxy lên tế bào não, hàng loạt các triệu chứng sẽ xuất hiện như đổ mồ hôi, hồi hộp, run, da xanh xao. Trường hợp nặng hơn sẽ mất kiểm soát, bồn chồn, cáu kỉnh và thậm chí là hôn mê.

Cách xử lý khi rơi vào trường hợp hoa mắt, chóng mặt khi đi vệ sinh

3 căn bệnh này tuy rất giống với thiếu m.áu nhưng có thể phân biệt được thông qua những khác biệt đi kèm. Khi nhận thấy mình hoa mắt, chóng mặt, trước hết phải bình tĩnh, cố gắng nghĩ cách tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh.

Nếu là người có t.iền sử bệnh tim mạch, không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Đồng thời, chú ý tốc độ của bản thân khi đứng dậy, nếu xung quanh có tay cầm cố định hoặc vật thể nào đó, hãy cố gắng nắm lấy khi đứng dậy.

9 nguyên tắc cần nhớ khi xử lý huyết áp tại nhà

Nếu bạn cảm thấy trong người đột nhiên mệt mỏi, chóng mặt hay hoa mắt mà không biết rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là dấu hiệu tụt huyết áp.

Đối với người bình thường, huyết áp dao động ở mức 120/80mmHg, nếu bằng hoặc nhỏ hơn 90/60mmHg, kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thì đó chính là bệnh huyết áp thấp.

Thông thường, tình trạng tụt huyết áp nhẹ có thể hồi phục sau khi cơ thể có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tụt huyết áp có thể là tình trạng rất nghiêm trọng, thậm chí g.ây s.ốc, đột quỵ, suy thận… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

9 nguyen tac can nho khi xu ly huyet ap tai nha 75b 5229138

Ảnh minh họa

Triệu chứng thường gặp khi bị tụt huyết áp

Khi bị tụt huyết áp dẫn đến lượng m.áu lưu thông đến các cơ quan, đặc biệt là não không đủ thì người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

Chóng mặt

Ngất xỉu

Mất khả năng tập trung

Nhìn mờ hoặc bị hoa mắt

Buồn nôn

Mệt mỏi

Khi các triệu chứng huyết áp thấp xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng m.áu cung cấp tới các cơ quan không đủ. Nếu xảy ra trong một thời gian quá lâu, huyết áp thấp có thể gây nên hệ quả nghiêm trọng với các nguy cơ sau đây: Sốc, đột quỵ, đau tim, suy thận…

Cách xử lý tụt huyết áp tại nhà

Hầu hết những người bị tụt huyết áp không cần dùng thuốc hoặc can thiệp y tế để tăng huyết áp. Một số biện pháp xử lý tụt huyết áp tại nhà có thể áp dụng.

Ăn nhiều muối hơn

Theo UDHS, cơ thể con người cần được cung cấp đủ lượng muối mỗi ngày để giúp thực hiện tốt mọi chức năng, cân bằng chất lỏng và ngăn ngừa huyết áp thấp. Một người trung bình mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng một muỗng cà phê muối, tương đương 2.300mg natri. Nếu thuộc nhóm năng tập thể dục thường xuyên hoặc có triệu chứng hạ huyết áp, điều chỉnh tăng giảm lượng muối cho phù hợp dưới sự giám sát bác sĩ. Nước uống thể thao hoặc bột y tế chống khát như DripDrop, có chứa muối và kali, có thể dùng tốt cho ngươi bệnh huyết áp thấp.

9 nguyen tac can nho khi xu ly huyet ap tai nha 760 5229138

Ảnh minh họa

Tránh các loại thức uống có cồn

Bạn nên tránh uống quá nhiều thức uống có cồn, đặc biệt là rượu vì nguy cơ có thể làm huyết áp tiếp tục giảm thêm nữa.

Nhờ bác sĩ tư vấn về thuốc

Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây tụt huyết áp. Nếu các triệu chứng tụt huyết áp xuất hiện sau khi uống thuốc thì bạn cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng này và tìm cách điều chỉnh.

Ngồi ở tư thế vắt chéo chân

Vắt chéo chân khi ngồi đã được chứng minh là có khả năng giúp tăng huyết áp. Đối với những người bị huyết áp cao, tư thế ngồi này có thể gây ra vấn đề. Tuy nhiên, đối với những người bị tụt huyết áp, ngồi vắt chéo chân là cách đơn giản nhất giúp tăng huyết áp.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp tăng thể tích m.áu, nhờ đó giúp giảm bớt một trong những nguy cơ gây ra tụt huyết áp. Uống nhiều nước cũng giúp cơ thể tránh mất nước.

9 nguyen tac can nho khi xu ly huyet ap tai nha 302 5229138

Ảnh minh họa

Chia nhỏ bữa ăn

Ăn những bữa nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn trong ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bị tụt huyết áp. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp do ăn quá no với khẩu phần ăn lớn.

Dùng tất nén

Một phương thuốc khác trị huyết áp thấp là dùng tất (vớ) nén. Không nhất thiết phải mang tất thời trang, mà những chiếc tất bình thường có thể giúp cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp bằng cách tạo thêm áp lực cho đôi chân. Áp lực giúp tăng sự chuyển động của m.áu trong toàn bộ cơ thể và cuối cùng giảm bệnh. Liệu pháp dùng tất nén còn có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh DVT (nghẽn mạch m.áu).

Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Khi bị tụt huyết áp, nếu bạn đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột có thể dẫn đến chóng mặt, choáng hoặc có thể bị ngất. Nguyên nhân là do khi thay đổi tư thế đột ngột, tim không thể bơm m.áu đủ nhanh để điều chỉnh cho việc thay đổi tư thế quá nhanh, điều này khiến lượng m.áu tới các cơ quan không đủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *