Một nghiên cứu phân tích sự bùng phát COVID-19 ở Brazil đã phát hiện rằng việc nhiễm sốt xuất huyết trong quá khứ đem lại miễn dịch ở một số mức độ chống lại COVID-19.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo đặc biệt của Reuters, nghiên cứu chưa được công bố do Miguel Nicolelis, giáo sư tại Đại học Duke dẫn đầu, đã so sánh sự phân bố địa lý của các ca nhiễm COVID-19 với sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết vào năm 2019 và 2020.
Theo đó, những nơi có tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp hơn và tăng ca bệnh chậm hơn là những địa điểm đã từng bùng phát dịch sốt xuất huyết dữ dội trong hai năm gần đây.
Phát hiện đáng chú ý này cho thấy có khả năng xảy ra “phản ứng chéo miễn dịch giữa các type huyết thanh Flavivirus của bệnh sốt xuất huyết và SARS-CoV-2 (virus gây ra COVID-19)”, nghiên cứu cho biết. “Nếu được chứng minh, giả thuyết này có thể cho thấy việc bị nhiễm sốt xuất huyết hoặc có miễn dịch do tiêm vaccine ngừa xuất huyết hiệu quả và an toàn có thể tạo ra một số mức độ bảo vệ miễn dịch” chống lại COVID-19.
Chuyên gia Nicolelis cho biết thêm rằng kết quả này đặc biệt thú vị vì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người có kháng thể sốt xuất huyết trong m.áu của họ có thể dương tính giả với kháng thể COVID-19 ngay cả khi họ chưa bao giờ bị nhiễm COVID-19. “Điều này chỉ ra rằng có một sự tương tác miễn dịch học giữa hai loại virus mà không ai có thể ngờ tới, bởi vì hai loại virus này thuộc các họ hoàn toàn khác nhau”.
Nghiên cứu này đã làm nổi bật mối tương quan đáng kể giữa tỷ lệ mắc, tỷ lệ t.ử v.ong và tỷ lệ tăng số ca COVID-19 thấp hơn trong những nhóm người nhất định ở Brazil, vốn có mức độ kháng thể chống lại bệnh sốt xuất huyết cao hơn.
Brazil có tổng số ca nhiễm COVID-19 cao thứ ba thế giới với hơn 4,4 triệu ca, chỉ sau Mỹ và Ấn Độ.
Ở các bang như Paraná, Santa Catarina, Rio Grande do Sul, Mato Grosso do Sul và Minas Gerais, những nơi có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao vào năm ngoái và đầu năm nay, dịch COVID-19 mất nhiều thời gian hơn để đạt được mức độ lây truyền cộng đồng cao như tại các bang Amapá, Maranhão và Pará, có ít ca sốt xuất huyết hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra mối quan hệ tương tự giữa bùng phát bệnh sốt xuất huyết và sự lây lan chậm hơn của COVID-19 ở các khu vực khác của Mỹ Latin, cũng như châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Điều trị khỏi có bị mắc sốt xuất huyết trở lại?
Có rất ít người bị sốt xuất huyết tới 4 lần nhưng những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng hơn lần trước…
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết
Hỏi: Năm trước tôi đã mắc sốt xuất huyết, nhưng hiện nay hàng xóm nhà tôi nhiều người đang mắc bệnh này. Vậy, tôi muốn hỏi, liệu tôi có thể mắc lại không, thưa bác sĩ?
Trần Bình Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời:
Có tới 4 chủng virus sốt xuất huyết khác nhau gồm: DEN1, DEN 2, DEN 3 và DAN 4. Mỗi lần bị sốt xuất huyết thì người bệnh chỉ bị 1 trong 4 chủng này tấn công.
Khác với các bệnh khác, mỗi lần bị bệnh là do 1 chủng virus khác nhau, cơ thể tuy có cơ chế sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh nhưng chỉ là miễn dịch với 1 loại đã từng bị còn vẫn có nguy cơ mắc các chủng virus sốt xuất huyết còn lại. Vì thế, khả năng tái nhiễm sốt xuất huyết là hoàn toàn bình thường. Điều đó có nghĩa là mỗi người đều có thể bị sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời vì chúng có 4 chủng virus gây bệnh.
Mặc dù thực tế có rất ít người bị sốt xuất huyết tới 4 lần nhưng những lần mắc bệnh sau thường sẽ nặng hơn lần trước, người bệnh có nguy cơ bị trụy mạch, choáng, tăng đông m.áu, tăng xuất huyết thành mạch… Đây chính là lý do khiến người bị sốt xuất huyết từ lần thứ 2 trở đi càng không được phép chủ quan, cần sớm đến bệnh viện theo dõi để được điều trị kịp thời.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho mầm bệnh và trung gian lây bệnh phát triển. Mùa mưa và môi trường ẩm ướt là điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết bởi muỗi vằn, loăng quăng sinh sôi nhanh chóng.
Thêm vào đó, cả 4 chủng virus đều xuất hiện ở nước ta trong khi thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh đều chưa có. Vì thế, bệnh sốt xuất huyết càng dễ bùng phát thành dịch. Người dân không nên chủ quan và luôn có các biện pháp dự phòng bệnh.