Tắm rửa là hoạt động thường ngày để làm sạch cơ thể, đồng thời cũng giúp chúng ta thư giãn sau một ngày dài. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải những sai lầm này thì vô tình lại khiến việc tắm rửa trở nên nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi thời tiết ngày càng lạnh, được tắm nước nóng là một thú vui. Nhưng việc tắm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây hại cho sức khỏe. Không chỉ những người trung niên, cao t.uổi, người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mạch m.áu não và các yếu tố nguy cơ liên quan mà ngay cả người có sức khỏe bình thường cũng có thể dễ gặp vấn đề khi tắm sai cách.
Dưới đây là 5 sai lầm lớn bạn không bao giờ được mắc phải khi tắm.
1. Chà xát quá mạnh
Nhiều người thích dùng khăn bông hoặc bông tắm để chà mạnh lên da khi tắm vì nghĩ rằng việc này sẽ rửa sạch bụi bẩn trên da và coi đó như một thói quen vệ sinh tốt.
Trên thực tế, theo quan điểm sinh lý của da, điều này không chỉ là không vệ sinh, mà còn có hại cho da.
Nếu chúng ta chà xát da quá mạnh khi tắm, nó thường sẽ làm tróc lớp tế bào sừng chưa được sừng hóa hoàn toàn trên da, thậm chí làm tróc hoàn toàn lớp sừng, làm lộ ra lớp hạt màu đỏ tươi hoặc lớp gai, khiến hàng rào bảo vệ của da yếu đi rất nhiều. Cơ thể dễ bị tổn thương với những nhân tố gây hại ở môi trường bên ngoài.
Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, lớp sừng còn ngăn cản sự thất thoát chất dinh dưỡng của cơ thể, người lớn mất khoảng 240-480ml nước mỗi ngày qua da, nhưng nếu lớp sừng bị loại bỏ thì lượng nước mất đi sẽ tăng hơn 10 lần.
Vì vậy, bạn không nên sử dụng các loại khăn để cọ rửa quá mạnh, đặc biệt là các loại khăn bằng nylon. Do bề mặt cứng và thô ráp của khăn tắm nylon sẽ làm tổn thương trực tiếp đến da, lớp sừng hóa biểu bì bị cọ xát quá nhiều, tác dụng bảo vệ bị suy yếu.
2. Nhiệt độ nước quá cao
Trong cuộc sống, nhiều người thích tắm, ngâm chân trong nước quá nóng, điều này không những có thể gây bỏng da mà còn có thể mang đến một số nguy cơ bệnh tật.
Nhiệt độ nước thích hợp có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và điều hòa kích thích cơ thể, nhiệt độ nước quá cao sẽ gây mệt mỏi do cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, thậm chí tăng gánh nặng cho tim.
Đối với hầu hết mọi người, nhiệt độ của nước tắm 40-42 độ C nhiệt độ nước ấm thích hợp nhất. Khi cơ thể con người mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, việc tắm nước ấm có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm, giảm đau.
3. Tắm quá lâu
Một số học giả Nhật Bản đã thử nghiệm việc giảm axit lactic trong m.áu sau khi tắm ở nhiệt độ 43 độ C trong 5 phút, 10 phút và 15 phút.
Nghiên cứu cho thấy sau một ngày tập luyện vất vả, các vận động viên có chứa trung bình 30mg axit lactic trong m.áu trước khi tắm. Khi cơ thể mệt mỏi, lượng axit này có trong m.áu gần như bằng 0. Sau khi tắm 15 phút, axit lactic trong m.áu trở lại mức 20mg, tức sau 15 phút tắm thì cơ thể sẽ dần hồi phục.
Do đó, thời gian tắm nói chung nên là 10-15 phút, và lâu nhất là không quá 20 phút.
4. Tắm quá thường xuyên
Mùa hè thời tiết nóng nực, nhưng đừng tắm ngay khi vừa ra mồ hôi hay tắm quá thường xuyên. Điều này là bởi tắm quá thường xuyên sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của da.
Do đó, nên tùy theo tình trạng của bản thân mà quyết định, mùa đông có thể ít tắm hơn, khoảng 1 đến 2 lần/tuần.
5. Tắm khi quá đói và quá no
Trong quá trình tắm, cơ thể tiêu hao rất nhiều calo, cần tránh tắm lúc đói để không bị sốc hạ đường huyết do lượng đường trong m.áu thấp. Đồng thời, bạn cũng không nên tắm lâu hoặc tắm ở nhà một mình lúc đói, lúc no, huyết áp không ổn định và sau khi ốm, uống rượu, đề phòng các tai nạn khi tắm.
Những người có 4 đặc điểm này vào buổi sáng, đừng trách sao còn trẻ đã m.áu nhiễm mỡ
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ m.áu (rối loạn lipid m.áu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ t.uổi.
Khi khám sức khỏe, nhiều người phát hiện thấy lipid m.áu tăng cao, họ thờ ơ và cảm thấy việc lipid m.áu tăng cao chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, đừng coi thường tình trạng lipid m.áu tăng cao, đó chính là tình trạng mỡ m.áu. Nếu không kiểm soát tốt lipid m.áu sẽ dễ dẫn đến hàng loạt biến chứng theo thời gian.
Tác hại lớn nhất của tăng lipid m.áu là gây ra các bệnh tim mạch và mạch m.áu não, các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi m.áu não có liên quan mật thiết đến tăng lipid m.áu.
Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ tăng lipid m.áu hay bệnh mỡ m.áu đến đột ngột nên lần sau đi kiểm tra lipid m.áu thì chỉ cần ăn nhạt trước một ngày. Thực chất bệnh mỡ m.áu xảy ra là một quá trình lâu dài. Những người bị bệnh mỡ m.áu thường có 4 điểm chung này vào buổi sáng.
Thứ nhất, người bị bệnh mỡ m.áu cao thường không thích uống nước vào buổi sáng. Sau một đêm dài thì lipid m.áu của chúng ta đã rất cao, điều này là do m.áu đặc hơn và m.áu c.hảy chậm hơn, nên uống nước vào buổi sáng. Việc này không chỉ có thể làm loãng m.áu, mà còn thúc đẩy tuần hoàn m.áu, có lợi để ngăn ngừa bệnh mỡ m.áu.
Do đó, mỗi sáng nên hình thành thói quen uống nước, đáng tiếc là nhiều người không thích uống nước. Mọi người nên cố gắng uống đủ nước mỗi ngày.
Thứ hai, những người mắc bệnh mỡ m.áu cao rất thích ăn đồ nhiều dầu mỡ vào buổi sáng. Có người cho rằng mỡ m.áu cao là do ăn uống, đây không phải là nói quá nếu bạn ăn bữa đầu tiên nhiều dầu mỡ vào buổi sáng, và nếu bạn ăn ngày 3 bữa như vậy thì chắc chắn lipid m.áu sẽ kém kiểm soát.
Việc kiểm soát lipid m.áu không phải cchuyện ngày một ngày hai, chế độ ăn nhiều chất béo kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng tăng lipid m.áu. Nếu muốn kiểm soát mỡ m.áu cần ăn kiêng nhẹ nhàng. Lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu từ buổi sáng, nên ăn nhiều rau củ quả trong 3 bữa ăn, ít ăn các thức ăn nhiều chất béo.
Thứ ba, người bị bệnh mỡ m.áu không thích tập thể dục buổi sáng. Cuộc sống khỏe mạnh hay không cũng phụ thuộc vào việctập thể dục, chỉ có tập thể dục mới thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và kiểm soát lipid m.áu. Nhiều người không chỉ yêu thích chế độ ăn giàu chất béo mà còn không thích tâp thể dục. Hãy thay đổi điều này, tập bất cứ bộ môn nào bạn yêu thích, miễn là vận động, không ngồi lì một chỗ, bạn có thể kiểm soát được lipid m.áu.
Thứ tư, những người bị mỡ m.áu cao rất thích hút thuốc và uống rượu sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn hút thuốc hoặc uống rượu cả ngày thì liệu lipid m.áu của bạn có được kiểm soát không? Tất nhiên là không. Hút thuốc và uống rượu không chỉ làm tăng lipid m.áu mà còn làm cho bệnh dễ gây huyết khối.
Người bị mỡ m.áu nên làm gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ m.áu và giảm triệu chứng khi mỡ m.áu cao. Để giảm lượng mỡ trong m.áu, nên bắt đầu bằng chế độ ăn. Những thực phẩm dưới đây tốt cho người bị mỡ m.áu cao:
Chất xơ và vitamin
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ m.áu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị mỡ m.áu cao, nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả…
Ngoài ra, người bị mỡ m.áu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin – một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol.
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo chưa no có nhiều nối đôi như omega-3, omega-6 không những có tác dụng làm giảm cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ m.áu cao, nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no.
Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu olive thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.
Các loại thịt trắng
Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó, các chất độc hại bị loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị mỡ m.áu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.