Lối sống quyết định đến 80% sức khỏe của mỗi người. Chúng ta ăn uống, hít thở và thực hiện các hoạt động thường ngày đều có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia để hoàn thiện lối sống lành mạnh cho bản thân, kể cả khi chưa bị bệnh.
Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra buổi Hội thảo Bệnh mạn tính – Cơn khủng hoảng thầm lặng, nhằm cung cấp một cái nhìn rõ hơn về các bệnh mạn tính ở Việt Nam, cùng với việc giới thiệu phương pháp y học thế hệ mới để ngăn ngừa, quản lý và đẩy lùi các bệnh mạn tính.
Hiện nay, bệnh mạn tính đang là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện tại cứ 10 trường hợp t.ử v.ong thì có 7 trường hợp t.ử v.ong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu danh sách bao gồm các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình hình thực tế đã và tiếp tục trở nên trầm trọng hơn do các hành vi xem nhẹ sức khỏe phổ biến như hút thuốc hoặc thiếu dinh dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam.
Nhà khoa học Charles Sine chia sẻ về vấn đề các bệnh mạn tính tại Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, nhà khoa học Charles Sine phân tích: “Khi mà mọi người trở nên giàu có hơn, cuộc sống tốt hơn thì các bệnh mạn tính liên quan đến lối sống lại trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Thử thách lớn nhất trong vấn đề này là bệnh mạn tính không có phương pháp điều trị, trừ khi chúng ta thay đổi lối sống của mình”.
Cũng theo chuyên gia này, ở Mỹ có nhiều nghiên cứu cho thấy những thế hệ trẻ thậm chí sẽ có t.uổi thọ ngắn hơn của cha mẹ họ, đây là hệ quả của lối sống đặc trưng cho thời đại mới. Ngay chính tại Việt Nam cũng đang gặp những thách thức về lối sống lành mạnh như ở Mỹ.
“Thay đổi lối sống là cách tốt nhất, rẻ nhất để đảm bảo sức khỏe chúng ta.” – Nhà khoa học Charles Sine một lần nữa nhấn mạnh về tầm quan trọng của một lối sống lành mạnh với sức khỏe.
Tại Hội thảo, Bác sĩ Hoàng Bạch Dương, chuyên gia Y học gia đình nhận định: “Lối sống quyết định đến 80% sức khỏe của mỗi người. Chúng ta ăn uống, hít thở và thực hiện các hoạt động thường ngày đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn của các chuyên gia để hoàn thiện lối sống lành mạnh cho bản thân, kể cả khi chưa bị bệnh.”
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng giới thiệu, trao đổi về phương pháp ngăn ngừa các bệnh mạn tính thông qua áp dụng cá nhân hóa lối sống. Cụ thể, theo phương pháp này, dữ liệu về tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ được thu thập thông qua các phương pháp đo, xét nghiệm như: xét nghiệm chỉ số đường huyết, xét nghiệm ketone, xét nghiệm di truyền học biểu sinh, đo huyết áp, nhịp tim… Dựa trên những thông số này, các bác sĩ sẽ tư vấn một công thức lối sống phù hợp để ngăn ngừa bệnh mạn tính được chuẩn hóa cho từng cá nhân.
Minh Nhật
Theo Dân trí
Bạn đã biết cách nhận biết lượng đường trong đồ uống?
Các nhà sản xuất thường sử dụng các cách khác nhau để công bố lượng đường trong đồ uống; và không phải người tiêu dùng nào cũng biết rõ để nhận diện thức uống có chứa nhiều đường hơn mức tiêu thụ cho phép.
Hiện người tiêu dùng, đặc biệt thế hệ Millennials (sinh từ đầu những năm 1980 đến 1995), ngày càng quan tâm đến sức khỏe và hạn chế những đồ uống có chứa quá nhiều đường. Mặc dù vậy, vào các dịp lễ tết hay ăn uống cùng bạn bè, mọi người có xu hướng lựa chọn những thức uống ngọt vì tạo cảm giác sảng khoái, và thường không để ý đến lượng đường có trong đồ uống này.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến nước uống có ga (đặc biệt là nước ngọt) luôn nằm trong top 2-3 đồ uống được ưa chuộng nhất trong mùa tết. Tuy nhiên, nếu biết cách đọc nhãn sản phẩm, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn được thức uống có lượng đường và calo thấp để thưởng thức trong dịp lễ tết mà vẫn đảm bảo trong “vùng an toàn” cho sức khỏe.
Mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu đường là đủ?
Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị lượng đường tiêu thụ của mỗi người không được vượt quá 5% nhu cầu năng lượng cả ngày, tức tương đương 25gr. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng khuyến cáo mức đường an toàn cho nữ giới là 25gr, và đối với nam giới là 36gr vì nam giới có nhu cầu năng lượng hàng ngày cao hơn.
Tuy nhiên, hầu hết nước ngọt có ga có mặt trên thị trường Việt Nam đều có lượng đường vượt các mức khuyến nghị này. Với thể tích phổ biến đủ cho một lần sử dụng của một người (từ 330ml – 390ml), mỗi sản phẩm nước ngọt thường có tổng lượng đường từ 33gr đến hơn 40gr.
Có nghĩa là, chỉ cần uống một lon hay chai nhỏ nước ngọt, người dùng đã dung nạp vào cơ thể lượng đường vượt giới hạn của cả một ngày.
Theo một số nghiên cứu được trích dẫn trong báo cáo của WHO về lượng đường khuyến nghị, việc tiêu thụ quá nhiều đường được xem là nguyên nhân trực tiếp gây sâu răng, thừa cân, béo phì, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.
Trong khi đó, hiện Việt Nam là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo Fitch Solutions Macro Research của tập đoàn Fitch Solutions (Anh quốc), từ năm 2010 đến 2014, số người béo phì (có chỉ số khối cơ thể – BMI trên 25) tại Việt Nam tăng 38%; mặc dù nếu tính trên tổng dân số, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam vẫn thấp (3,6%) so với nhiều nước trong khu vực.
Làm sao nhận biết lượng đường trong nước ngọt?
Nếu bạn muốn tìm kiếm thức uống ít đường và có lượng calo thấp phù hợp nhu cầu năng lượng của bản thân thì bảng giá trị dinh dưỡng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần biết.
Quan trọng hơn hết, bạn cần phải xem các thành phần dinh dưỡng này được liệt kê cho toàn bộ hay chỉ một phần nhỏ thể tích của sản phẩm. Thông thường nhiều nhà sản xuất nước ngọt liệt kê thành phần dinh dưỡng trong 100ml thay vì thể tích thực.
Vì thế, nếu không để ý, không ít người sẽ nhầm lẫn lượng đường có trong 100 ml với trong toàn bộ sản phẩm. Với mỗi sản phẩm nước ngọt có thể tích từ 330ml – 390ml, lượng đường thực tế dung nạp vào cơ thể người uống sẽ gấp hơn 3-4 lần.
Biết cách đọc nhãn sản phẩm giúp người dùng xác định chính xác lượng đường và calo nhận được khi sử dụng thức uống ngọt, giúp kiểm soát hiệu quả mức đường tiêu thụ mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Theo T.iền phong