Kết hợp nước ép dứa với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp dưới đây, bạn sẽ có ngay ly nước thơm ngon lại giúp phòng chống đau nhức xương khớp hiệu quả.
Chỉ cần uống 2 ly nước ép dứa mỗi tuần để phòng chống đau nhức xương khớp mùa lạnh
Đau nhức xương khớp là chứng bệnh rất phổ biến vào mùa đông. Nhiệt độ giảm đột ngột khiến cơ thể bị nhiễm lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nên cảm giác khó chịu này. Làm thế nào để ngăn chặn?
Thông thường chúng ta sẽ tìm đến những loại thuốc giảm đau. Nhưng bạn có biết, rất nhiều công thức từ rau củ quả thiên nhiên có thể điều trị được chứng đau nhức này? Hôm nay, chúng ta cùng khám phá công thức từ nước ép dứa giúp giảm đau nhức xương khớp.
Nước ép dứa phòng chống đau nhức xương khớp mùa lạnh, chỉ cần uống 2 ly mỗi tuần.
Nguyên liệu
– Dứa tươi: 1 quả.
– Cà rốt: 7 củ.
– Cần tây: 4 nhánh.
– Chanh: 1 quả.
Cách làm
– Dứa gọt vỏ, lấy cả phần lõi trong cùng của quả dứa. Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, cần tây rửa sạch dưới vòi nước.
– Cho tất cả dứa, cà rốt, cần tây và chanh vào máy ép lấy nước. Riêng chanh cho cả quả vì phần vỏ chanh có thành phần rất tốt, không nên bỏ đi.
Cách dùng
– Nếu gặp phải những cơn đau do xương khớp, hãy thử uống hỗn hợp này với tần suất 2 lần/tuần, cơn đau nhức xương khớp sẽ dần không còn xuất hiện nữa.
Nước ép dứa kết hợp cần tây, cà rốt điều trị đau nhức xương khớp rất tốt
Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, dứa là một loại quả không chỉ giúp làm đẹp da, tóc mà còn tăng cường sức khỏe xương, cải thiện các bệnh đường hô hấp, chống n.hiễm t.rùng… Do đó, tiêu thụ hỗn hợp này đặc biệt hữu ích vào mùa đông, nhất là ở người có triệu chứng đau nhức xương khớp.
Chỉ cần trộn nước ép hành tây với thực phẩm vàng này, cơn ho ngày gió mùa về sẽ được trị dứt điểm
Theo Webmd, một cốc nước ép dứa chỉ có 74 calo và cung cấp 94% lượng vitamin C được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Nước ép dứa cũng chứa nhiều mangan, khoáng chất quan trọng cho cơ bắp, thần kinh và sức khoẻ của xương. Do đó hoàn toàn có căn cứ cho việc uống nước ép dứa giúp giảm đau nhức xương khớp.
Một cốc nước ép dứa chỉ có 74 calo và cung cấp 94% lượng vitamin C được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày.
Chưa kể, những thành phần rau củ quả ép cùng nước dứa cũng đem lại hiệu quả chữa đau nhức xương khớp cực tốt. Theo Lương y Bùi Hồng Minh, nước cần tây không chỉ làm sạch da, giúp da khỏe đẹp từ bên trong, tránh mụn trứng cá mà còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp được Đông y công nhận. Do đó, nước dứa bổ sung thêm nước ép cần tây để chữa bệnh thường gặp vào mùa đông giúp tăng cường hiệu quả hơn nữa.
Với cà rốt được bổ sung vào hỗn hợp, theo chuyên gia, thành phần này có tác dụng nuôi dưỡng các dây chằng, giảm đau nhức cực tốt. Loại củ này từ lâu được sử dụng làm liệu pháp trị đau khớp cực hiệu quả được y học phương Đông công nhận.
Loại củ này từ lâu được sử dụng làm liệu pháp trị đau khớp cực hiệu quả được y học phương Đông công nhận.
Và cuối cùng, chanh để nguyên cả vỏ cho hỗn hợp nước dứa thêm thơm ngon lại bổ sung thêm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Việc để nguyên vỏ chanh trong chế biến nhiều loại đồ uống từ lâu được giới chuyên gia công nhận cực tốt vì bộ phận này chứa những hoạt chất phòng chống ung thư, tăng cường chất chống oxy hóa cực tốt, giảm đau nhanh.
Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng đồ uống làm từ nước dứa, chanh, cần tây, cà rốt mỗi tuần đem lại công dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp. Điều này càng tuyệt vời cho những ai không muốn uống thuốc giảm đau.
Vì sao chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần?
Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, đây là những thực phẩm có công dụng chữa bệnh chứ không đơn giản chỉ để ăn uống cung cấp dinh dưỡng. Việc lạm dụng nước dứa có thể gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao, dẫn đến đau đầu, choáng váng do có nhiều serotonin. Mỗi tuần dùng 2 lần thứ nước ép này là hợp lý để bạn giảm đau xương khớp hiệu quả. Trong trường hợp bị đau nhức mãn tính, tốt nhất nên đi khám chuyên khoa để có phác đồ điều trị chuẩn xác nhất.
Khi đi ăn lẩu có 5 món chỉ người “ngây thơ” mới gọi nhiều, càng ăn càng hại sức khỏe
Lẩu là món ăn rất ngon và nhiều người thích, tuy nhiên không phải món nào khi đi ăn lẩu cũng nên gọi nhiều.
Lẩu luôn là món ăn được nhiều người yêu thích vì có thể một ăn lúc được nhiều thực phẩm, rau xanh khác nhau. Không chỉ thế, vừa ăn lẩu, vừa nhâm nhi vừa nói chuyện vô cùng hấp dẫn. Lẩu ăn mùa nào cũng thích hợp nhưng riêng vào những ngày mát trời hay mùa đông thì lẩu chính là một gợi ý tuyệt vời cho những ai say mê món ăn nóng hổi này.
Có nhiều nguyên liệu để ăn cùng lẩu như hải sản, thịt bò, thịt trâu, dê, gà, cá, lòng lợn… cùng rau xanh các loại, miễn là bạn thấy thích. Thế nhưng, khi đi ăn lẩu, có 4 thứ tốt nhất bạn không nên gọi nhiều, ăn vào chỉ dễ gây hại sức khỏe.
1. Nước dùng trong veo, nhìn thấy cả đáy nồi
Nước dùng quyết định đến chất lượng của món lẩu vì thế không thể thiếu nó. Tuy nhiên, bạn nên tỉnh táo một chút khi ăn. Nếu thấy nồi nước dùng trong veo, thấy được cả đáy nồi thì tốt nhất nên hạn chế ăn, và không nên gọi thêm. Nhiều người cho rằng, nước dùng trong như vậy là do hầm xương to mà có, hoặc nghĩ chủ quán dùng nước luộc gà. Thế nhưng thực tế lại khác xa điều bạn nghĩ, thậm chí đó còn là một “cú lừa” khó có thể chấp nhận.
Những nồi nước dùng trong veo như vậy thực chất được chế từ nước không, cùng những phụ gia tạo đủ các loại vị như chua cay mặn ngọt, kèm ít cà chua, rau thơm… Những nồi nước dùng như vậy không chỉ có giá thành thấp mà chất lượng, dinh dưỡng cũng không có gì. Ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên tránh nhé.
2. Các loại thịt viên
Rất nhiều người thích cho các loại thịt viên vào lẩu như cá viên, thịt bò viên, tôm viên… Những loại thịt viên này rất ngọt, ngon, dai, Tuy nhiên, thịt viên rất có thể được làm từ những vụn thịt thừa, thậm chí là thịt không còn tươi ngon rồi được cho thêm phụ gia vào để khử mùi cũng như tăng độ hấp dẫn của nó.
Không những vậy, thành phần tinh bột trong các loại thịt viên này khá nhiều, lượng thịt trong đó là rất thấp. Do không thể xác định được chất lượng của các viên thịt viên này, tốt nhất bạn không nên gọi chúng khi ăn lẩu.
3. Tiết vịt
Với một số quán lẩu vịt có thêm món tiết vịt cho vào lẩu nhưng hãy thử nghĩ xem, một con vịt làm gì có nhiều tiết như vậy. Còn các quán lẩu này lúc nào cũng có nhiều tiết để bán. Trên thực tế, hầu hết tiết vịt được bán đều bị pha tạp chất, thậm chí là dùng tiết từ động vật khác để pha thay thế. Vì vậy, khi không chắc chắn về nguồn gốc của nó, bạn đừng nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu.
4. Sách bò, dê, trâu…
Ở một số quán lẩu chuyên về bò, dê, trâu hoặc lẩu Đài Loan, Trung Quốc… thường có món sách của bò, dê, hoặc trâu để nhúng ăn kèm. Món này rất ngon, dai giòn, ai cũng thích. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát thấy, để giữ cho sách giòn, tươi, người ta thường bày chúng trên các bát đá. Nhìn trông bát rất đầy nhưng thực tế chỉ được vài lát sách này, còn chủ yếu là đá. Mỗi suất như vậy khá đắt mà bạn lại được ăn rất ít, nếu gọi nhiều thật sự rất phí t.iền.
Hơn nữa, đây cũng là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của động vật, do đó, chưa chắc nhà hàng đã làm sạch nó. Vì vậy trước khi ăn bạn cần suy nghĩ kỹ.
5. Mực
Mực ở nhiều quán lẩu không hề tươi ngon, chúng được bảo quản rất lâu. Chỉ cần nhìn màu mực trông không hề tươi mới, mắt mực đục, thịt nhớt, râu và đầu không còn dính chặt vào thân là chứng tỏ nó đã rất ươn rồi. Mực có thể đông lạnh vài tháng, ăn xong mực như vậy dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
Bạn nên gọi mực ở các quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó người ta thường nhập được mực tươi ngon, bảo quản mực cũng đúng cách. Không nên gọi mực ở các quán không chuyên về hải sản, mực không tươi, ăn không tốt cho sức khỏe.