Vaccine 5 trong 1 là gì và t.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?

Vaccine 5 trong 1 là giải pháp tối ưu, hiệu quả, tiện lợi giúp bảo vệ t.rẻ e.m khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vaccine này là gì và t.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?

vaccine 5 trong 1 la gi va tre em tiem mui 5 trong 1 bi sot may ngay 041 5243488

Sốt là một trong những phản ứng sau khi tiêm vaccine 5 trong 1. Điều này là do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ gặp các phản ứng phụ đi kèm. Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rõ vaccine 5 trong 1 là gì và trẻ khi tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày để có thể kịp thời xử trí khi có những vấn đề phát sinh.

1. Vaccine 5 trong 1 là gì?

Vaccine 5 trong 1 là một loại vaccine điển hình để phòng tránh 5 loại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Mũi tiêm 5 trong 1 giúp giảm tải số mũi tiêm cho bé và tiết kiệm chi phí giúp các bậc phụ huynh.

Thực tế hiện nay, trên thị trường có 2 loại vaccine 5 trong 1 bao gồm vaccine Pentaxim của Pháp và ComBE Five của Ấn Độ. Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng ComBE Five và được tiêm miễn phí tại các trạm y tế phường, xã địa phương. Trong khi đó Pentaxim của Pháp được sử dụng tại các cơ sở tiêm dịch vụ.

2. T.rẻ e.m tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?

Vaccine là một loại thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động nhằm chống lại virus, vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển, lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh. Vaccine 5 trong 1 cũng không ngoại lệ. Khi tiêm về, trẻ có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, sưng đau ở vết tiêm, quấy khóc… Điều này là do sức để kháng của trẻ còn yếu, do vậy dù tiêm bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể gặp các phản ứng như trên.

Vậy trẻ đi tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày? Điều này còn phụ thuộc vào sức đề kháng ở mỗi trẻ và cách chăm sóc của phụ huynh sau khi trẻ đi tiêm về. Do đây là một phản ứng bình thường sau khi đi tiêm phòng nên các cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều.

vaccine 5 trong 1 la gi va tre em tiem mui 5 trong 1 bi sot may ngay f91 5243488

Trẻ bị sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là một phản ứng bình thường (Ảnh: Internet)

Thông thường, sau khi tiêm mũi 5 trong 1, trẻ có thể bị sốt nhẹ từ 38 đến 38,5 độ kèm theo quấy khóc, kém ăn hơn bình thường. Việc này thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó trẻ sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, phụ huynh hãy cho bé đi tiêm đúng lịch và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ để đưa bé đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường.

3. Xử trí khi trẻ bị sốt do tiêm mũi 5 trong 1

Dưới đây là một số cách mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ hạ sốt cũng như giảm sưng đau tại vết tiêm:

– Không chườm lạnh khi bé bị sốt. Thay vào đó, mẹ cần chườm nóng hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm. Chú ý lau ở phần bàn chân, bàn tay, nách, bẹn,…

– Cho trẻ bú nhiều hơn để giúp trẻ bù nước khi bị sốt. Ngoài ra sữa mẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

– Không mặc quá nhiều lớp quần áo. Nên chọn cho bé đồ thông thoáng với chất liệu mềm, dễ thấm hút mồ hôi.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến cảm lạnh.

– Rửa sạch tay sau đó nhẹ nhàng xoa xung quanh vết tiêm để giảm đau nhức. Có thể chườm mát lên vùng da xung quanh vết thương. Tuy nhiên không chườm trực tiếp lên vết tiêm vì có thể gây n.hiễm t.rùng.

– Nếu trẻ bị sốt nhẹ mà không có biểu hiện gì khác thường, phụ huynh có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.

4. Một số lưu ý

Dưới đây là một số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị sốt do tiêm phòng vaccine 5 trong 1. Mẹ cần ghi nhớ tuân thủ để trẻ nhanh khỏe và tránh các biến chứng không may xảy ra.

– Tuyệt đối không đắp khoai tây, chanh hay lòng trắng trứng gà vào vết tiêm. Điều này có thể gây n.hiễm t.rùng da ở bé, khiến vết tiêm sưng và đau nhức nghiêm trọng.

– Chỉ nên tắm cho trẻ sau 4 đến 6 tiếng từ khi tiêm.

– Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Nếu sốt cao liên tục trên 38 độ, người co giật, tím tái… thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sao phải tiêm nhắc Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà cho trẻ trước khi lên lớp 1?

Sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết khi bước sang t.uổi thứ 6. Để duy trì sự bảo vệ trước 3 bệnh nguy hiểm như Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà, chủng ngừa trong giai đoạn sơ sinh là chưa đủ.

Trẻ cần tư vấn bác sĩ để được tiêm nhắc mũi phối hợp 3 thành phần phòng các bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà tại những thời điểm nhất định, đặc biệt ở nhóm t.uổi trước khi vào lớp 1.

vi sao phai tiem nhac bach hau uon van ho ga cho tre truoc khi len lop 1 9aa 5175950

Tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà cần thiết cho con bạn khi bước vào lớp 1

1. Hỏi: Nếu đã tiêm vắc-xin 6 thành phần (phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib) từ 6 tuần t.uổi rồi thì có cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván nữa không?

Đáp: Câu trả lời là có. Vì theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần, khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Đây đều là những bệnh dễ bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần sẽ giúp cơ thể tái thiết lập hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy quá trình tái sản xuất lượng kháng thể phòng bệnh đã được tạo ra từ đợt tiêm phòng trước.

Theo các chuyên gia, những đối tượng sau cần đi tiêm mũi nhắc lại 3 thành phần:

– Từ 4 đến 7 t.uổi

– Từ 9 đến 15 t.uổi

– Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó

– Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận…

2. Hỏi: Tại sao nên tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở các cột mốc từ 4 – 7 t.uổi; từ 9 – 15 t.uổi; và tiêm nhắc lại sau đó mỗi 10 năm mà không phải ở những cột mốc khác?

Đáp: Hiện tại, đây là 3 cột mốc t.uổi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị để tiêm nhắc lại, nhằm phát huy công dụng phòng bệnh, vừa thiết lập nên hàng rào miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể:

– Ở cột mốc từ 4 – 7 t.uổi; từ 9 – 15 t.uổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần đầu được tiêm ngừa trong năm đầu đời. Song song đó, 2 nhóm t.uổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn… nên nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn.

– Người lớn và người già: theo t.uổi tác, hệ miễn dịch tự nhiên dần suy yếu nên người lớn và người già luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu. Song song đó, do các triệu chứng bệnh ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, vô tình lây bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng t.uổi chưa được chủng ngừa đang sống chung nhà.

3. Hỏi: Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, tôi có nên đưa con đi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà vào lúc này không?

Đáp: Câu trả lời là có. Vì lúc này, miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà mà trẻ đã được tiêm trước đây đã suy giảm. Nên khi ở trong một xã hội thu nhỏ như trường học, các bệnh truyền nhiễm như Ho gà, Bạch hầu có thể lây lan rất nhanh qua không khí hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Đó là lý do một số tiểu bang của Mỹ đã đưa ra yêu cầu bắt buộc học sinh tiểu học phải nộp đủ giấy chứng nhận đã tiêm phòng các mũi tiêm phòng cần thiết khi làm thủ tục nhập học, trong đó có mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà.

4. Hỏi: Thiếu niên ở t.uổi 15 nếu có sức khỏe tốt thì không cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đúng không?

Đáp: Điều này không đúng. Trẻ 15 t.uổi dù có sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đợt chủng ngừa trước ở giai đoạn này đã không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công. Và cũng ở độ t.uổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường năng động, từ đó việc bị trầy xước rất dễ xảy ra. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vết xước nhỏ này có thể trở thành nơi trú ngụ để vi khuẩn uốn ván phát triển gây: co cứng cơ kèm đau, co giật toàn thân, gập người… Thêm vào đó, môi trường học đường đông đúc, liên tục tiếp xúc nhiều người, trẻ càng có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm ho gà, bạch hầu.

5. Hỏi: Người già có khả năng mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà hay không?

Đáp: Câu trả lời là hoàn toàn có. Vì t.uổi càng cao, hệ miễn dịch tự thân càng bị suy yếu, đồng thời kháng thể từ những mũi chủng ngừa trước đó cũng giảm dần nên người già dễ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây t.ử v.ong như Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván. Tuy nhiên, do những triệu chứng mắc bệnh của họ thường nhẹ hơn người trẻ nên dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh có thời gian phát triển, gây biến chứng nghiêm trọng và dễ lây lan tạo thành dịch. Để phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm này, người lớn và người già cần lưu ý tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà càng sớm càng tốt.

6. Hỏi: Những phản ứng gì cần lưu ý sau khi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà?

Tương tự như các mũi chủng ngừa khác, mũi nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà có thể kèm theo một số phản ứng như:

– Thường gặp: Sốt (có thể hết sau 1 ngày); Đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.

– Ít gặp: Sốt 39 – 40 độ C, thường kéo dài tới 48 giờ.

Từ những thông tin trên có thể thấy, tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà là việc cần thiết. Đây không chỉ là hành động bảo vệ chính mình mà còn góp phần giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *