Loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn có phải là phương pháp giảm cân an toàn?
Theo Eat this, nhiều người nhận định tinh bột là “kẻ thù” của quá trình giảm cân. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc cắt bỏ tinh bột hoàn toàn là đúng đắn. Trước khi bắt đầu cắt giảm tinh bột, bạn cần hiểu rõ về nguyên liệu này để tránh sai lầm. Ảnh: Unplash.
1. Không kiểm soát được lượng ăn: Nếu muốn giảm cân, bạn cần biết rõ lượng ăn phù hợp với cơ thể. Tùy các yếu tố như t.uổi tác, giới tính và mức độ hoạt động, mỗi người sẽ hấp thụ tinh bột khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên tính toán rõ để cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chuyên gia của Eat this cho biết bạn cần ăn ít hơn 45% lượng tinh bột trong tổng calories nạp vào khi muốn giảm cân. Ảnh: Unplash.
2. Bỏ qua phản ứng của cơ thể: Năng lượng chính của cơ thể đến từ tinh bột. Cắt giảm đột ngột nguyên liệu này ra khỏi thực đơn khiến cơ thể dễ gặp phải trạng thái mệt mỏi. Việc ăn nhiều thịt để bù lại lượng tinh bột thiếu hụt có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa về chất đạm. Ảnh: Eat this.
3. Thiếu thông tin: Trước khi cắt tinh bột để giảm cân, bạn cần biết rõ phương pháp này hoạt động như nào. Để sở hữu thân hình cân đối, kiểm soát lượng calories nạp vào là quan trọng nhất. Các món ăn như cơm, khoai và bánh mỳ gây dư thừa năng lượng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt sẽ nạp vào cơ thể một lượng chất béo làm mất cân bằng dinh dưỡng, nhanh tăng cân. Ảnh: Eat this.
4. Không phân biệt được tinh bột tốt và xấu: Tinh bột từ bánh mỳ trắng, cơm trắng… làm tăng lượng đường trong m.áu và đẩy nhanh cơn đói. Trong khi đó, các thực phẩm như bánh mỳ đen, gạo lứt… sẽ khắc phục được khuyết điểm đó. Dù tốt hơn, những món ăn làm từ tinh bột có lượng calories tương đương cũng dễ gây béo. Ảnh: Eat this.
5. Mất cân bằng dinh dưỡng: Cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa nếu thiếu chất. Cắt giảm tinh bột nhưng không nên loại bỏ hoàn toàn. Khẩu phần ăn phải có đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất để duy trì sức khỏe tốt. Ảnh: Eat this.
6. Không vận động: Việc cắt giảm tinh bột khiến quá trình giảm cân diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, cơ thể sẽ tăng cân trở lại khi ngừng phương pháp này. Bạn nên kết hợp cùng các bài tập, chơi thể thao để duy trì vóc dáng săn chắc. Ảnh: Eat this.
Ăn ngọt vào hạ đường huyết càng nặng, vì sao?
Hiện tượng chị mô tả là dấu hiệu của tình trạng “hạ đường huyết phản ứng sau ăn”, nguyên nhân không phải do đói như những cơn hạ đường huyết thông thường, mà là do ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột – đường.
Bạn đọc Nguyễn Thị Anh D. (anhnguyen…@gmail.com) hỏi: Tôi hay bị hạ đường huyết nên mang theo kẹo và nước ngọt. Có lần tôi ăn xong thấy hơi mệt, sợ hạ nên uống hết chai nước ngọt mà vẫn còn các biểu hiện hạ đường huyết như xây xẩm, run tay, muốn ngất… Phải chăng tôi đã bước vào t.uổi trung niên nên bệnh nặng thêm, mất tác dụng?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Hiện tượng chị mô tả là dấu hiệu của tình trạng “hạ đường huyết phản ứng sau ăn”, nguyên nhân không phải do đói như những cơn hạ đường huyết thông thường, mà là do ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột – đường. Khi đó, tuyến tụy cố gắng tăng tiết insulin để xử lý lượng đường tăng đột biến trong m.áu, đôi khi lượng insulin quá nhiều dẫn đến phản ứng ngược làm hạ đường huyết. Chị hơi mệt lại uống thêm cả chai nước ngọt nên phản ứng càng nặng.
Không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột để phòng tránh tình trạng hạ đường huyết sau ăn (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cách phòng tránh là chị không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột. Lưu ý nước ngọt sẽ dễ làm hạ đường huyết sau ăn hơn thức ăn ngọt bởi dạng lỏng thường hấp thu nhanh hơn.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày và ăn đúng giờ. Nếu bị hạ đường huyết do đói mà chưa kịp ăn, thì ăn tạm một ít bánh kẹo là đủ. Nếu tình trạng diễn ra quá thường xuyên hoặc đã cải thiện thói quen ăn uống mà vẫn bị thì chị nên đi khám chuyên khoa nội tiết để tầm soát các bệnh lý liên quan đến gan, tụy.