Nguy kịch chỉ vì cái mụn mủ trong cánh mũi

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cứng hàm, không thở được. Bác sĩ đã phải mở nội khí quản để bệnh nhân thở.

nguy kich chi vi cai mun mu trong canh mui 42d174

Các bác sĩ phải cố gắng mở nội khí quản cho người bệnh.

Theo TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị uốn ván hết sức hiếm gặp.

Bệnh nhân Nguyễn Thị N., 76 t.uổi ở Lương Sơn, Hòa Bình phát hiện có một mụn mủ bên trong cánh mũi. Sau đó bà N. có triệu chứng cứng hàm, khó nuốt. Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.

TS Tình cho biết ngay khi nhập viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván, điều trị theo phác đồ nhưng 3 ngày sau, tình trạng cứng hàm của bệnh nhân tiếp tục tăng. Bệnh nhân được chuyển từ khoa truyền nhiễm sang khoa Hồi sức tích cực.

Lúc đó, bệnh nhân không há được miệng; không thở, không nuốt, không ho khạc được; gồng cứng, xoắn vặn và co giật toàn thân. Nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái.

Thầy thuốc không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt. Chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ với điều kiện thời gian chỉ trong vài phút. May mắn, các bác sĩ đã mở khí quản thành công.

TS Tình cho biết hiện bệnh nhân đã thở được qua ống nội khí quản.

Theo TS Tình uốn ván là bệnh n.hiễm t.rùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như: dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm…

Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể t.ử v.ong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.

Theo infonet

Phối hợp liên viện cứu sống nữ bệnh nhân 2 lần ngưng tim, ngưng thở

Chủ quan không điều trị bệnh cao huyết áp và tim mạch, nữ bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, ngưng tim, ngưng thở nhiều lần. Bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi đã được 2 bệnh viện phối hợp kịp thời cứu sống trong gang tấc.

phoi hop lien vien cuu song nu benh nhan 2 lan ngung tim ngung tho d247e2

Bác sĩ Vũ Đình Ngân – Phó Chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175 kiểm tra lại sức khỏe của bệnh nhân vào sáng nay (21.12) – Ảnh: PV

Ngày 21.12, Bệnh viện Quân Y 175 cho biết đã kịp thời cứu sống một nữ bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi m.áu cơ tim gây ngưng tim, ngưng thở nhờ sự phối hợp kịp thời giữa đội ngũ bác sĩ Bệnh viện quận Gò Vấp và Bệnh viện Quân y 175.

Nữ bệnh nhân được may mắn cứu sống trên là chị P.T.D. (39 t.uổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM). Theo người nhà nữ bệnh nhân này có t.iền sử tăng huyết áp, suy tim nhưng do chủ quan, không điều trị cơ bản nên trở bệnh đột ngột trở nặng, ngưng tim, ngưng thở được gia đình chuyển đến Bệnh viện quận Gò Vấp. Tại đây, bệnh nhân đã được hồi sinh tim phổi, nhịp tim có nhịp đ.ập trở lại nhưng không cải thiện nên đã được liên hệ gấp để chuyển đến Bệnh viện Quân y 175.

TS.BS CK II Trương Đình Cẩm – Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh nhân D. được chuyển đến bệnh viện vào ngày 18.12 trong tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn. Êkíp tiếp nhận đã thực hiện hồi sinh tim phổi lần thứ 2. Sau 15 phút tiếp tục chuyển vào khoa Hồi sức tích cực để hội chẩn. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D. bị nhồi m.áu cơ tim, đồng thời có chỉ định can thiệp mạch và chuyển sang khoa gây mê hồi sức.

Theo bác sĩ Vũ Đình Ngân – Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 175, trong quá trình thực hiện can thiệp mạch ê kíp phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, nên đặt stent, đồng thời điều trị tích cực sau can thiệp.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được điều trị t.huốc a.n t.hần và thuốc đặc trị để bảo vệ tế bào não, kèm theo việc kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu; thuốc hỗ trợ co bóp cơ tim và điều chỉnh các rồi loạn khác; đồng thời cung cấp nước điện giải và nuôi dưỡng cơ thể bằng các chất dinh dưỡng đặc hiệu.

“Sau 48 giờ được điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu, kiểm tra thị giác cho thấy bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn phải thở máy hỗ trợ do trải qua một đợt nhồi m.áu cơ tim và suy tim nặng nhằm giảm thiểu tình trạng suy tim”, bác sĩ Ngân chia sẻ và cho biết bệnh nhân D. được cứu sống là nhờ sự phối hợp liên viện kịp thời, có sự chỉ đạo chuyên môn sát sao giữa các chuyên gia khoa tim mạch của 2 bệnh viện từ lúc tiếp nhận cũng như các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ Ngân, trước đây bệnh lý nhồi m.áu cơ tim thường xuất hiện ở độ t.uổi trên 40 thì hiện nay ngày càng nhiều hơn trường hợp nhập viện ở độ t.uổi trên 30, thậm chí có trường hợp ngoài 20. Nếu như trước đây, thường bệnh nhồi m.áu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn t.uổi và mắc bệnh nền như: xơ vữa động mạch, t.iền sử mỡ trong m.áu thì gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị nhồi m.áu cơ tim ở độ t.uổi còn rất trẻ kèm theo bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.

“Bệnh nhồi m.áu cơ tim đang ngày càng trẻ hóa nên người dân ở độ t.uổi trên 40 nên tầm soát ít nhất 2 lần/năm về bệnh tim mạch. Từ 40 trở xuống nên mỗi năm đi khám định kỳ, có đo điện tim để bác sĩ có chỉ định dùng thuốc đề phòng ngay nếu có triệu chứng bệnh”, bác sĩ Ngân khuyến cáo.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *