Viêm mũi thường gặp ở cả t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt khi trời trở lạnh. Hiểu đúng về bệnh viêm mũi sẽ có hướng điều trị hiệu quả và kịp thời, tránh biến chứng nặng.
Những điều chưa biết về hai loại bệnh viêm mũi thường gặp
Nhận biết hai loại viêm mũi thường gặp
Theo các chuyên gia, có thể phân loại viêm mũi ra hai loại: Viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xuất phát từ nguyên nhân hệ miễn dịch của bạn xác định một tác nhân bên ngoài là thành phần xâm nhập – chất gây dị ứng. Hệ miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian gây ra một số triệu chứng ở mũi, họng, mắt, tai, da và vòm miệng.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện theo mùa thường do phấn hoa trong không khí ở các thời điểm khác nhau trong năm gây ra. Viêm mũi dị ứng cũng dễ bị kích hoạt bởi một số chất dễ gây dị ứng trong nhà như: lông vật nuôi, nấm mốc, vảy da khô,… Bệnh thường được gọi là viêm mũi dị ứng mạn tính vì triệu chứng thường xảy ra quanh năm.
Ngoài viêm mũi do các tác nhân dị ứng, triệu chứng viêm mũi cũng có thể xảy ra do các chất kích thích như khói, mùi hoặc thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí.
Viêm mũi không do dị ứng
Viêm mũi không do dị ứng là bệnh thường gặp ở người lớn trên 20 t.uổi
Bệnh viêm mũi không do dị ứng là bệnh thường gặp ở người trên 20 t.uổi. Thường cứ 3 người lại có 1 người mắc phải viêm mũi không do dị ứng. Bệnh xảy ra quanh năm và triệu chứng phổ biến là sổ mũi và nghẹt mũi. Tình trạng viêm mũi không rõ lý do và không liên quan tới hệ miễn dịch.
Nguyên nhân gây ra viêm mũi không do dị ứng hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia y tế cho rằng viêm mũi không do dị ứng xảy ra khi các mạch m.áu trong mũi giãn nở và làm đầy niêm mạc mũi bằng m.áu và chất lỏng.
Một số yếu tố được cho là dễ kích hoạt viêm mũi không dị ứng:
Chất kích thích trong môi trường: bụi, khói, khói thuốc, mùi mạnh.
Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khiến màng trong mũi bị sưng.
Nhiễm virus: Bị nhiễm virus cảm lạnh và cảm cúm cũng gây viêm mũi.
Thực phẩm/đồ uống: Một số đồ ăn cay nóng có khả năng gây viêm mũi.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc dễ gây ra viêm mũi không dị ứng.
Hormone thay đổi: Trong thời kỳ mang thai, có k.inh n.guyệt, bị suy giáp hay dùng thuốc tránh thai có thể gây viêm mũi không dị ứng.
Triệu chứng bệnh viêm mũi là gì?
Hắt hơi, nghẹt mũi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi
Các triệu chứng bệnh viêm mũi thường gặp gồm có:
Ngứa mũi, ngứa vòm họng
Hắt hơi
Nghẹt mũi
Chảy nước mũi
Chảy nước mắt.
Đôi khi viêm mũi có đi kèm triệu chứng sốt.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tìm các nguyên nhân gây ra dị ứng đối với bệnh viêm mũi dị ứng để xem đâu là nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Giải pháp điều trị bệnh viêm mũi
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng nên tránh các tác nhân gây dị ứng
Sau khi biết được đâu là tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh xa những tác nhân này. Ví dụ, đối với người dị ứng với mạt bụi hoặc nấm mốc, bạn cần giảm thiểu tuyệt đối các chất gây dị ứng này trong nhà hoặc nơi làm việc.
Đối với các tác nhân gây dị ứng ở bên ngoài như phấn hoa, giải pháp phòng tránh chính là hạn chế hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian có lượng phấn hoa cao.
Để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa thì cần dùng thuốc chống dị ứng – kháng histamine trước thời điểm giao mùa, thay đổi không khí, để ngăn chặn và hạn chế các triệu chứng bệnh.
Điều trị viêm mũi không dị ứng
Bác sĩ điều trị viêm mũi không do dị ứng thường kê các loại thuốc kháng histamine mũi, dung dịch vệ sinh mũi,… Nếu bị chảy nước mũi, thuốc xịt mũi chứa ipratropium có thể giúp giảm đau. Nếu bị nghẹt mũi thì có thể dùng nước xịt mũi. Tuy nhiên, cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên xịt thuốc thông mũi quá 4 ngày.
Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi
Nếu bạn từng bị viêm mũi dị ứng hay không dị ứng, bạn nên thực hiện các phương pháp dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát:
Tránh các tác nhân gây bệnh: Nếu đã xác định đâu là nguyên nhân gây viêm mũi bạn nên tránh xa chúng.
Không lạm dụng thuốc thông mũi: Dùng nhiều thuốc thông mũi hơn 4 ngày có thể khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
Rửa mũi thường xuyên: Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh mũi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Điều trị bệnh khi có triệu chứng nặng hơn: Nếu như tự trị bệnh tại nhà không hiệu quả thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Mẹo kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến tại các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa.
Đặc biệt, với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn – đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn, càng dễ làm gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ – là đối tượng nhạy cảm do cơ thể chưa phát triển đầy đủ và có sức đề kháng yếu. Do đó, phụ huynh cần bảo vệ môi trường sống sạch, đưa trẻ đi khám bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng và bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Theo Báo cáo chất lượng môi trường EPI (Đại học Yale, Mỹ), Việt Nam xếp thứ 170/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chất lượng môi trường và cũng là một trong 6 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. Các đô thị lớn ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn. Bụi mịn (PM 2.5) có thể dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể (thậm chí đến phổi) thông qua hệ hô hấp gây viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang và gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng đang gia tăng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Theo thống kê sơ bộ của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế về hen và dị ứng ở t.rẻ e.m, tỷ lệ học sinh tại TP.HCM mắc bệnh viêm mũi dị ứng là khoảng 39-52% và Hà Nội là 27,6%. Ước tính có khoảng 20% dân số trên cả nước mắc căn bệnh này.
Bệnh viêm mũi dị ứng do ba nguyên nhân gồm: Di truyền, lối sống thiếu lành mạnh và đặc biệt là do môi trường sống bị ô nhiễm. Tình trạng dị ứng xảy ra khi có những nguyên nhân gây dị ứng đi vào cơ thể (như phấn hoa, bụi, lông thú nuôi…) và một phần lớn là do ảnh hưởng từ môi trường sống không trong sạch do nhiều tác nhân gây ra từ tự nhiên lẫn con người.
Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng nếu không được can thiệp và hỗ trợ về y tế sẽ thường xuyên khó chịu, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến việc khám phá thế giới xung quanh cũng như khả năng học tập. Viêm mũi nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, khi đó điều trị sẽ vất vả hơn. Trẻ bị viêm mũi dị ứng cũng có thể có những bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn hay viêm da cơ địa (chàm thể tạng).
Để kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng, phụ huynh cần nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhằm kiểm soát bệnh ngay từ giai đoại đầu cho trẻ. Tuân thủ điều trị cho trẻ dưới phác đồ của bác sĩ với các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, các nhóm thuốc kháng histamine thế hệ mới có chứa các hoạt chất như Fexofenadine, Loratadine, Acrivastine, Cetirizine… là những sản phẩm thường được dùng trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng vì đây là nhóm thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả và ít gây buồn ngủ. Đối với trẻ từ 6 t.uổi trở lên, để thuận tiện trong việc lưu trữ và mang theo trong các hoạt động học tập và sinh hoạt thường ngày của trẻ, phụ huynh nên tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ để có thể sử dụng các sản phẩm dưới dạng viên dễ uống. Lưu ý, phụ huynh cần tuân thủ liều lượng, số ngày điều trị để đạt hiệu quả tối ưu.
Một điều mâu thuẫn là cuộc sống càng hiện đại thì môi trường không khí lại càng có nguy cơ trở nên ô nhiễm hơn – ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ nên quan tâm đến môi trường sống tại gia đình và giúp trẻ xây dựng chế độ đề kháng tốt để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đồng thời, chủ động điều trị kịp thời khi dự đoán trẻ bị viêm mũi dị ứng là điều rất quan trọng để hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe và khả năng đề kháng của trẻ.
Theo thanhnien