Bệnh nhi nhập viện với làn da xanh tái, môi tím và m.áu có màu nâu sữa. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc nitrite.
Ngày 23/9, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết đơn vị này đang điều trị bệnh nhi mắc hội chứng baby blue.
Cách thời điểm nhập viện 2 tuần, b.é t.rai N.B.M. (2 tháng t.uổi, ngụ tại Long An) đột ngột bị khó thở, tím tái, lơ mơ. Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp nặng, phải thở máy thông số cao.
Theo kinh nghiệm của BSCKII Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và BSCKI Trần Trung Hiếu, khoa Cấp cứu, thói quen ăn củ dền trong thai kỳ của mẹ bé có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cảnh này.
B.é t.rai qua cơn nguy kịch sau khi được truyền thuốc giải độc tố nitrite. Ảnh: BSCC.
Đúng như dự đoán, kết quả xét nghiệm cho thấy định lượng nồng độ methemoglobinemia (metHB) trong m.áu của bệnh nhi cao hơn 30% so với mức bình thường. Ngay lập tức, các bác sĩ truyền xanh metylen giải độc cho trẻ.
Sau khi được truyền chất để giải độc, tình trạng của trẻ cải thiện dần. Hiện bệnh nhi đã ổn định sức khoẻ, tiếp tục được điều trị viêm phổi. Các bác sĩ cho biết bệnh nhi này có thể đã hấp thụ quá nhiều lượng nitrite từ nguồn nước ô nhiễm, củ dền hoặc nước hoa quả để qua đêm. Điều này gây ra tình trạng rối loạn huyết sắc tố, dẫn đến ngộ độc.
Thông thường, khi lượng methemoglobin trong hồng cầu lớn hơn 1%, nó sẽ gây ra tình trạng metHB. Khi nồng độ chất này tăng cao trong các tế bào hồng cầu, oxy trong m.áu sẽ giảm mạnh.
Bệnh nhi này bị thiếu oxy khiến làn da xanh tái, môi tím và m.áu có màu nâu sữa. Để giải độc chất này, các bác sĩ phải dùng thuốc có tác dụng chuyển huyết sắc tố về dạng cũ, phục hồi khả năng vận chuyển oxy của nó.
Theo tài liệu về những trường hợp nhiễm metHB, trẻ sơ sinh tiêu thụ rau, cháo và súp được lưu trữ qua đêm hoặc cho uống nước củ dền, nước củ dền pha sữa có nguy cơ nhiễm độc cao.
Nguyên nhân là trẻ sơ sinh có độ pH trong dạ dày cao hơn, dẫn đến sự gia tăng vi khuẩn và chuyển đổi nitrate thành nitrite. Ngoài ra, cơ thể các bé cũng ít có khả năng khử methemoglobin về trạng thái bình thường như người lớn.
Viện Nhi khoa Mỹ kết luận nitrate không có sự lây truyền qua sữa mẹ. Tuy nhiên, người lớn nên tránh cho trẻ dưới 3 tháng t.uổi sử dụng thực phẩm chứa rau, củ để phòng tránh ngộ độc metHB.
Các chuyên gia khuyến cáo trước khi ăn dặm, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo chỉ định, không cần bổ sung thêm bất cứ loại nước uống nào khác.
“Giải cứu” b.é g.ái 3 t.uổi bị kẹt cánh tay trong chân giường
Đáng chú ý ở ca tai nạn t.rẻ e.m này là do chứng kiến bé bị kẹt cứng cả cánh tay trong chân giường sắt nên người nhà không biết làm sao đành phải cưa luôn chân giường mang bé vào Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố giải cứu.
Thông tin được ThS – BS Huỳnh Cao Nhân, Trưởng Khoa Ngoại Niệu Bệnh viện (BV) cho biết ào ngày 15/9. Do giường sắt thấp nên bé P. H.M.N (ngụ tại xã Tân Nhựt, Bình Chánh) đang ngồi trên giường vô tình luồn cánh tay vào và theo quán tính bé luồn tay thật sâu bên trong rồi mắc kẹt luôn, không làm sao rút tay ra được.
Nghe tiếng bé la hét thất thanh, người nhà chạy tới chứng kiến cũng hoảng quá, nhanh trí cắt luôn chân giường đem bé vào bệnh viện. Bác sĩ trực đưa ngay lên phòng mổ tìm cách lấy tay bé ra khỏi chân giường. Thủ thuật buộc phải gây mê bôi trơn và cuối cùng thành công.
Người nhà mang cả b.é g.ái cùng đoạn chân giường làm kẹt tay bé vào viện
Bác sĩ đã dùng thủ thuật và lấy thành công cánh tay bé ra khỏi chân giường
Qua trường hợp này, theo khuyến cáo của các bác sĩ, thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra “sự cố” khi nghe bé khóc thét lên. Nhưng chớ hấp tấp mà trước khi đưa con đi khám bác sĩ, cha mẹ có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả, sau:
Có thể nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề. Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Với những trường hợp tai nạn như bé bị dập, kẹt ngón- bàn – cánh tay/chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim. Tiếp theo, là chườm đá.
Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.
Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.
Trong trường hợp trẻ bị tai nạn dập, hay kẹt tứ chi khiến trẻ hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm. Cho bé nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích trên đường chuyển đi viện cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, nên động viên trẻ tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.