Thời tiết lạnh nguy cơ về các bệnh lý về tim ngày càng tăng cao, vậy hãy tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh tim mạch trong mùa đông để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.
Vào đông, những ngày gần đây nhiệt độ miền Bắc đang xuống thấp khiến nhiều người phải nhập viện vì các bệnh lý tim mạch. Trong đó chủ yếu người cao t.uổi và những người có t.iền sử bệnh tim mạch.
Mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong m.áu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng m.áu trở về tim và tăng huyết áp. Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Với người cao t.uổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch m.áu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa,…
Nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch m.áu não và t.ử v.ong. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, để phòng và điều trị bệnh tim mạch vào mùa lạnh, người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao t.uổi hoặc người có t.iền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành. Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy.
Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Với người cao t.uổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh, sẽ rất nguy hiểm do sự phản ứng của mạch m.áu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể sẽ không thích ứng được sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế. Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Đối với người cao t.uổi sức đề kháng yếu và những người mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Cần tiếp tục duy trì điều trị các bệnh tim mạch theo hướng dẫn của bác sỹ.
Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Đối với các trẻ này, cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bất ngờ với món chỉ ăn 4 lần/tuần, giảm 40% nguy cơ nhồi m.áu cơ tim
Các nhà khoa học Ý đã tìm ra “thần dược” chống lại nhồi m.áu cơ tim là một loại quả được dùng như gia vị mà hầu hết chúng ta đều có sẵn trong bếp.
Nghiên cứu quy mô lớn của Viện nghiên cứu Thần kinh học và Y học thần kinh Địa Trung Hải (IRCCS) ở Pozzilli (Ý) chứng minh rằng chỉ 4 lần ăn ớt mỗi tuần đủ làm bạn giảm tới 40% nguy cơ nhồi m.áu cơ tim, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong bệnh tim mạch.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American College of the Cardiology đã theo dõi khoảng 23.000 tình nguyện viên trong suốt 8 năm, trong đó có 24% số người này hoàn toàn không ăn ớt, số còn lại ăn ớt theo nhiều mức độ khác nhau.
Ăn ớt 4 lần/tuần giúp giảm mạnh nguy cơ nhồi m.áu cơ tim – ảnh minh họa từ Internet
Kết quả cho thấy chỉ cần thêm món ớt vào bữa ăn khoảng 4 lần/tuần, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim giảm 40% và nguy cơ bệnh mạch vành giảm 34%. Bệnh mạch vành (bệnh động mạch vành) là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh tim mạch. Bệnh nhân có lòng mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến những cơn đau ngực, khó thở, mệt nặng, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đây cũng là căn bệnh hàng đầu đưa đến cơn nhồi m.áu cơ tim.
Theo các tác giả, lợi ích chống bệnh tim mạch và nhồi m.áu cơ tim đến từ Capsaicin, hợp chất tạo cho trái ớt vị cay nóng. Nó đồng thời là hợp chất chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Nó dường như ngăn cản bớt sự tích tụ chất béo trong lòng mạch, giúp sự tuần hoàn được thông suốt, các mạch m.áu khỏe mạnh hơn.
Theo tiến sĩ Licia Iacoviello, một trong các tác giả, ớt là một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực Ý nói riêng và ẩm thực Địa Trung Hải nói chung. Nếu kết hợp món ớt và kiểu ăn này, sức khỏe tim mạch của bạn sẽ được cải thiện còn hiệu quả hơn. Chế độ ăn Địa Trung Hải ưu tiên các loại rau, trái cây, ăn đạm chủ yếu từ cá và đậu, tăng cường các loại hạt và dùng chất béo bão hòa đơn như dầu oliu; đồng thời hạn chế: chất béo bão hòa đa (như bơ), thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn và thức uống có đường.
A. Thư
Theo Daily Mail/nld.com.vn