Đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện bất thường

Trẻ nhỏ khi ốm thường có biểu hiện, triệu chứng đa dạng và đôi lúc không rõ ràng, ảnh hưởng đến sự phát hiện sớm bệnh, thậm chí bỏ qua các dấu hiệu bệnh nặng của trẻ.

dua tre di kham neu co cac bieu hien bat thuong 09d5dc

Ảnh minh họa

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, nhân viên y tế thường gặp một số trường hợp cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng để đưa trẻ đi khám sớm, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Ngược lại cũng có nhiều cha mẹ vì lo lắng quá mức về tình trạng bệnh của con mà đòi hỏi phải cho con khám cấp cứu, khám ngay, mặc dù được nhân viên y tế đ.ánh giá tình trạng bệnh của trẻ chưa cần phải khám cấp cứu và có thể chờ đợi được. Hậu quả có thể gây những sự hiểu lầm không cần thiết của người nhà bệnh nhân đối với nhân viên y tế.

Sau đây, là một số dấu hiệu phản ánh tình trạng bệnh nặng ở trẻ:

Về hô hấp: Trẻ khó thở, thở nhanh hơn so với mức bình thường kèm theo các biểu hiện rút lõm lồng ngực, hõm ức, cánh mũi phập phồng… Có thể nghe thấy các tiếng thở rít rõ hay tiếng trẻ thở khò khè, thở rên ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng. Trẻ có dấu hiệu tím môi, đầu ngón chân, ngón tay. Màu sắc da thay đổi, xanh, tái. Nặng hơn trẻ có biểu hiện rối loạn nhịp thở như có cơn ngừng thở hoặc ngừng thở (quan sát lồng ngực, bụng không phập phồng theo nhịp thở)

Về tuần hoàn: Trông trẻ xanh sao mệt mỏi, da tái nhợt do thiếu m.áu, hoặc mất m.áu nặng do chấn thương, mất nước nặng (do nôn nhiều, tiêu chảy cấp…). Nặng hơn, trẻ tím tái, ngừng tim (áp tai vào vùng ngực không nghe thấy tiếng tim đ.ập)

Về thần kinh: Trẻ co giật, li bì, hôn mê, gọi hỏi không khóc, không trả lời hoặc không co tay, chân lại khi bị cấu véo; khó đ.ánh thức trẻ dậy.

Các bệnh cấp cứu ngoại khoa: Trẻ có biểu hiện của một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, xoắn ruột, tắc tá tràng, không h.ậu m.ôn… với các triệu chứng nôn trớ, đau quặn bụng, ỉa m.áu , kích thích nhiều…

Các biểu hiện khác: Hạ nhiệt độ ( 35,5oC) hoặc sốt cao 40oC. Các trường hợp ngộ độc cấp như ngộ độc rượu, thuốc trừ sâu, thuốc gây nghiện….

Tất cả trẻ ở độ t.uổi sơ sinh dưới 28 ngày t.uổi có biểu hiện: Sốt, bú kém, có các di tật bẩm sinh: tim bẩm sinh, không h.ậu m.ôn, trẻ đẻ non, thấp cân…

Các phòng khám cấp cứu tại Bệnh viện Nhi T.Ư

Khi bệnh nhi có một trong những biểu hiện trên, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám.

Khi đến Bệnh viện Nhi T.Ư, gia đình có thể cho con vào trực tiếp các phòng cấp cứu sau:

Trung tâm Cấp cứu và Chống độc – tầng 1 nhà 15 tầng

Phòng khám 24 h 01 – Khoa Khám và điều trị 24 giờ

Phòng khám C113 – Khoa Khám bệnh chuyên khoa vào 7giờ – 18 giờ 30 hằng ngày

Phòng số 10 – Khoa Khám bệnh đa khoa 7 giờ – 18 giờ 30 thứ 2 – thứ 6.

Phòng S1- 121 – Khoa Quốc tế

Lưu ý: Các trường hợp cấp cứu đều được ưu tiên, thủ tục hành chính có thể hoàn thiện sau.

Theo kinhtedothi

Nguy kịch chỉ vì cái mụn mủ trong cánh mũi

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cứng hàm, không thở được. Bác sĩ đã phải mở nội khí quản để bệnh nhân thở.

nguy kich chi vi cai mun mu trong canh mui 42d174

Các bác sĩ phải cố gắng mở nội khí quản cho người bệnh.

Theo TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị uốn ván hết sức hiếm gặp.

Bệnh nhân Nguyễn Thị N., 76 t.uổi ở Lương Sơn, Hòa Bình phát hiện có một mụn mủ bên trong cánh mũi. Sau đó bà N. có triệu chứng cứng hàm, khó nuốt. Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.

TS Tình cho biết ngay khi nhập viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván, điều trị theo phác đồ nhưng 3 ngày sau, tình trạng cứng hàm của bệnh nhân tiếp tục tăng. Bệnh nhân được chuyển từ khoa truyền nhiễm sang khoa Hồi sức tích cực.

Lúc đó, bệnh nhân không há được miệng; không thở, không nuốt, không ho khạc được; gồng cứng, xoắn vặn và co giật toàn thân. Nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái.

Thầy thuốc không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt. Chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ với điều kiện thời gian chỉ trong vài phút. May mắn, các bác sĩ đã mở khí quản thành công.

TS Tình cho biết hiện bệnh nhân đã thở được qua ống nội khí quản.

Theo TS Tình uốn ván là bệnh n.hiễm t.rùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như: dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm…

Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể t.ử v.ong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *