Một số người thường xuyên cảm thấy đói dù mới ăn chưa lâu. Điều này có thể là không quá lo ngại nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể là nguyên nhân khiến bạn nhanh đói và ăn quá nhiều
Chuyển hóa nhanh. Một số người đốt cháy nhiều calo hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với người khác. Nếu sự trao đổi chất nhanh, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên.
Thực phẩm chế biến. Ăn nhiều thực phẩm chế biến hoặc tinh chế như bánh quy, bánh mì trắng… có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn so với trước khi ăn. Nghiên cứu cho thấy thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường ảnh hưởng đến các hóa chất trong não điều chỉnh tâm trạng, dẫn đến trầm cảm, lo lắng và ăn quá nhiều.
Bỏ bữa. Việc bỏ bữa ăn để giảm cân sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói bụng. Khi dạ dày trống rỗng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone ghrelin khiến bạn thèm ăn và ăn nhiều hơn. Để tránh điều này, hãy ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên và tránh bỏ bữa.
Rối loạn ăn uống. Đói liên tục có thể là triệu chứng của rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn, liên quan đến việc ăn nhạt hoặc ăn quá nhiều không kiểm soát. Một người mắc chứng cuồng ăn có xu hướng ăn lượng thức ăn lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này thường đi kèm dấu hiệu buồn nôn và nôn.
Ăn không đủ chất. Protein có đặc tính làm giảm cảm giác đói vì làm tăng sản xuất hormone tạo cảm giác đầy bụng, giảm sản xuất hormone kích thích gây đói. Chất béo tạo cảm giác đầy bụng no lâu vì lưu trữ lâu trong dạ dày, kích thích phóng thích các hormone gây cảm giác đầy bụng. Thức ăn nhiều chất xơ sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn và cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, do đó sẽ lâu bị đói hơn.
Ăn quá nhanh. Tốc độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của cơ thể. Sự vội vã khiến cơ thể không cảm thấy no, đồng thời hormone chống đói chưa kịp giải phóng làm cho bạn nhanh chóng cảm thấy cồn cào dù mới ăn xong chốc lát.
Ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là hoạt động cần thiết để duy trì chức năng não và hệ miễn dịch. Ngoài ra, thói quen ngủ đủ giấc còn giúp kiềm hãm cơn thèm ăn, điều hòa nồng độ hormone ghrelin khiến bạn cảm thấy đói. Giấc ngủ còn giúp duy trì nồng độ leptin ở mức cần thiết làm cho bạn có cảm giác no.
Thiếu nước. Bạn có thể luôn đói nếu không uống đủ nước là vì nước có đặc tính giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, bạn có thể nhầm lẫn cảm giác khát với cảm giác đói. Nếu lúc nào cũng đói, uống thử một hoặc hai ly nước để kiểm tra xem bạn có khát nước không.
Căng thẳng, stress. Ăn uống là một cơ chế của cơ thể để đối phó lại với tình trạng phiền muộn và lo âu. Nguyên nhân một phần vì khi stress, cơ thể không có đủ lượng hormone tốt để có thể làm dịu lại tâm trạng và chúng ta có xu hướng thèm ăn những món nhiều tinh bột như mì ống, bánh mì…
Uống nhiều rượu. Đồ uống không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến não khiến bạn thường xuyên bị đói. Rượu có đặc tính gây đói.
Cường giáp. Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hormone, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo.
Bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 làm rối loạn lượng đường trong cơ thể tạo ra chu kỳ cảm giác đói khi mọi người cố gắng đưa lượng đường trong m.áu về đúng mức kiểm soát. Mức đường trong m.áu thấp gây nên sự thèm ăn, nhưng ăn quá mức có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Tập thể dục quá độ. Tập thể dục thể thao quá độ là không tốt. Khi cơ thể rơi vào quá trình đốt cháy calo nghiêm ngặt, một lượng mỡ cũng sẽ bị tiêu hao, cơ thể có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn kéo theo cảm giác thèm ăn xuất hiện thường xuyên hơn.
Một số loại thuốc. Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể cảm thấy lúc nào cũng đói. Chúng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng, hen suyễn và bệnh viêm ruột. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng sự thèm ăn, hãy trao đổi với bác sĩ nếu có thể sử dụng một loại thuốc khác thay thế.
Thường xuyên cảm thấy đói, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Thường xuyên cảm thấy đói dù mới kết thúc một bữa ăn chưa lâu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm bạn đang gặp phải.
Thường xuyên cảm thấy đói là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm
Thiếu hụt protein
Protein la môt trong nhưng dương chât quan trong cua cơ thê. No co thê giup giam đoi va cơ thê sẽ ăn it khi đu protein. Protein co thê tăng san xuât hormone tao tin hiêu no va giam hormone kich thich cơn đoi. Protein co kha năng kiêm soat hormone đoi. Sư thiêu hut cua protein nay co thê khiên cho ban thân luôn cam thây đoi.
Rối loạn ăn uống
Đôi khi, đói liên tục có thể là triệu chứng của rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn, liên quan đến việc ăn nhạt hoặc ăn quá nhiều không kiểm soát. Một người mắc chứng cuồng ăn có xu hướng ăn lượng thức ăn lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 2 giờ). Điều này thường đi kèm dấu hiệu buồn nôn và nôn.
Mât nươc
2/3 cơ thê cua chung ta la nươc. Nươc đong vai tro quan trong vơi cac hoat đông sông. Uông đu nươc trong môt ngay giup cơ thê hoat đông tôt va hê tiêu hoa khoe manh. Bên canh đo, nươc đưa đên cam giac no va ban cam thây it đoi hơn. Nêu mất nước thì cảm giác đói sẽ xuất hiện thường xuyên.
Bệnh tiểu đường:
Người tiểu đường không đưa được đường vào tế bào để sử dụng nên luôn trong tình trạng “Thiếu năng lượng”, luôn cảm giác đói và cuồng ăn. Triệu chứng 5 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và mệt nhiều.
Cường giáp, loét tá tràng và 1 số tình huống nhiễm Helicobacter Pylori:
Bệnh cường giáp gây tiêu hao năng lượng đáng kể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kích thích, bức rức và hay cảm giác đói. Một số người loét tá tràng , nhiễm H.P lại mau đói hơn bình thường.
U tuyến tụy tiết insulin (insulinoma) và Gastrin (Gastrinoma):
U tiết Insulin quá mức cần thiết và liên tục không theo nhịp độ ăn uống, sẽ gây hạ đường huyết thường xuyên tạo cảm giác đói và run, có thể có cơn hôn mê do hạ đường huyết. Trong khi đó, Gastrin kích thích tế bào thành dạ dày tiết acid liên tục , kích thích dạ dày gây cảm giác đói, dễ bị loét dạ dày. Thức ăn là chất đệm tốt nhất để trung hòa acid dạ dày.
Lúc nào cũng thấy đói có thể là do bản thân đang quá căng thẳng hoặc stress
Stress, căng thẳng:
Đầu tiên, khi bị stress, cơ thể sẽ tiết adrenaline làm mất cảm giác đói. Sau đó nếu tiếp tục lo lắng, cơ thể sẽ tiết cortisol làm cơ thể phát sinh nhu cầu ăn uống, khiến bạn muốn ăn những thứ trong tầm mắt. Khi stress trôi qua, nồng độ cortisol giảm xuống, nhịp độ ăn uống sẽ trở lại bình thường. Người stress hay ăn suốt ngày, khuynh hướng ăn ngọt.
Thiếu ngủ
Giấc ngủ kém có thể khiến bạn cảm thấy đói bụng dưới ảnh hưởng của hai hormon ghrelin và leptin. Đầu tiên, mất ngủ làm tăng mức ghrelin của bạn, kích thích sự thèm ăn. Thứ hai, nó làm giảm mức độ leptin của bạn khiến não bộ phát ra tín hiệu rằng bạn chưa no. Nếu bạn luôn bị thiếu ngủ, rất có thể hậu quả là bạn sẽ cảm thấy lúc nào cũng đói.
Tac dung phụ của thuôc
Sau khi uông môt sô loai thuôc ma cơn đoi liên tuc xuât hiên co thê do tac đông cua thuôc. Đây la môt trong nhưng tac dung phu mà mọi người cần lưu tâm. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên ăn no rồi mới uống thuốc tránh gây hại dạ dày.
Mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ cần tăng thêm chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu bạn không chắc chắn mình có thai, hãy làm xét nghiệm thai tại nhà và xem đây có phải là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn không.