Liệu Covid-19 có chấm dứt khi mùa hè đến?

Khi nhiệt độ tăng, sự lây lan của virus corona mới có chậm lại giống như các virus đường hô hấp khác không?

Một nghiên cứu mới vừa phát hiện ra rằng virus corona mới không lây lan nhanh ở những vùng nóng và ẩm hơn của thế giới như những vùng lạnh.

Mặc dù kết quả phân tích bước đầu này mới được công bố trên Mạng lưới Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Mỹ, và vẫn đang được kiểm chứng, nhưng nó cũng cho chúng ta một hi vọng vào những tháng sắp tới, khi mùa hè đến.

lieu covid 19 co cham dut khi mua he den 695 4791250

Hai nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, là ông Qasim Bukhari và ông Yusuf Jameel đã phân tích các trường hợp Covid-19 trên toàn cầu và thấy rằng 90% các ca nhiễm là ở những nơi có nhiệt độ từ 3 đến 17 độ C và độ ẩm tuyệt đối từ 4 đến 9 g/m3.

Ở những nước có nhiệt độ trung bình trên 180C và độ ẩm tuyệt đối lớn hơn 9 g/m3 thì số ca Covid-19 ít hơn 6% so với toàn cầu.

Điều này chỉ ra rằng có thể sự lây lan virus corona mới không hiệu quả ở những nơi nóng và ẩm nhiều hơn. Đặc biệt là độ ẩm đóng một vai trò quan trọng, bởi vì hầu hết các trường hợp lây nhiễm đã xảy ra ở những nơi có độ ẩm thấp hơn.

Nhưng như thế không có nghĩa là khi mùa hè đến, biện pháp cách ly xã hội sẽ được dỡ bỏ và mọi người lại có thể tụ tập ở những hàng quán, tụ điểm ca nhạc hay những nơi hội hè.

Đối với phần lớn các khu vực ở Bắc Mỹ và châu Âu, độ ẩm không gây bất lợi gì cho virus cho đến tận tháng Sáu, bởi vì khi đó độ ẩm mới có thể tăng lên trên 9 g/m3. Tuy nhiên, với trên 10.000 ca bệnh Covid-19 đã được ghi nhận ở các khu vực có nhiệt độ trung bình là 18 độ C kể từ sau ngày 15/3, thì chỉ có thể thấy vai trò của nhiệt độ cao trong việc giảm tốc độ lây lan virus khi mà mức nhiệt phải tăng lên nhiều hơn thế.

Vì vậy Mỹ và châu Âu sẽ còn phải chịu đựng tình trạng bất lợi về nhiệt độ cho đến tận tháng Bảy và từ nay đến lúc đó cơ hội giảm được sự lây lan virus nhờ các điều kiện môi trường vẫn chỉ là rất ít.

Bác sỹ William Shaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Trường đại học Vanderbilt, Tennessee, Mỹ, cho rằng “không có lý gì để ngay lúc này có thể trông đợi vào việc virus rồi sẽ biến mất khi mùa hè đến, nhưng dù sao chúng ta cũng có một chút hi vọng”.

Sự lây lan của một số virus đường hô hấp, như là các virus cúm, thường gặp khó khăn ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện vẫn chưa ai biết chính xác vì sao nhiệt độ và độ ẩm lại ảnh hưởng đến virus cúm hoặc các virus theo mùa khác, nhưng có thể giải thích một phần là do khi bạn thở ra, một số virus ở sâu trong họng bay ra theo. Nếu quan sát virus đó dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy nó được bọc trong một lớp vỏ ẩm hình cầu, gọi là một giọt virus.

Vào mùa đông, độ ẩm thấp, khối cầu ẩm chứa virus này có xu hướng bay hơi, tức là virus có thể bay lượn trong không khí trong thời gian dài hơn do trọng lực không kéo nó xuống đất, nhưng vào mùa hè, khi bạn thở ra một hạt virus, vỏ bọc hạt virus không bay hơi, như thế nó sẽ nặng hơn và trọng lực kéo nó ra khỏi không khí dễ dàng hơn. Nói cách khác, nó không lơ lửng, bay lượn lâu như vào mùa đông. Dó đó virus ít nhiễm vào người xung quanh hơn – bác sỹ Schaffner giải thích.

Tuy vậy, với tình hình virus corona đang lây lan với tốc độ chóng mặt hiện nay, chúng ta không thể ngồi chờ mùa hè đến. Các biện pháp chủ động và tích cực của con người nhằm ngăn chặn virus vẫn phải được thực hiện ngay.

Phạm Hường

Vì sao chúng ta không thể ngừng chạm tay lên mặt dù biết các nguy cơ?

Trước thực trạng Covid-19 đang có quy mô toàn cầu, người dân được khuyến cáo phải giữ gìn vệ sinh và không nên đưa tay lên mặt. Nhưng thực tế đây là thói quen rất khó bỏ.

Nghiên cứu do Đại học New South Wales chỉ ra tình nguyện viên của họ vốn là các sinh viên y dược, trung bình trong một bài giảng kéo dài một tiếng lại vô thức chạm tay lên mặt 23 lần.

Điều này chứng minh dù có hiểu biết về tác hại của hành động này đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn không thể ngừng việc hành vi gây lan truyền vi khuẩn.

Hóa ra, thói quen này đã có mặt từ khi chúng ta chưa ra đời.

vi sao chung ta khong the ngung cham tay len mat du biet cac nguy co 87c 4759145

Khoa học cho rằng chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ thói quen đưa tay lên mặt. Ảnh: Wired.

Tay chạm mặt từ trong bụng mẹ

Theo Wired, một cuộc điều tra khoa học siêu âm trên 15 phụ nữ từ tuần 24 đến 36 thai kỳ cho thấy thai nhi ngay từ trong bụng mẹ đã bắt đầu biết chạm tay lên mặt.

Hơn nữa, chúng còn biết chạm lên mặt bằng tay trái khi người mẹ cảm thấy bị căng thẳng. Một nghiên cứu tương tự khác cho biết với người mẹ hút t.huốc l.á trong thai kì, thai nhi của họ có xu hướng dễ chạm tay lên mặt hơn những người không hút thuốc.

Con người không phải là sinh vật duy nhất mắc phải thói quen này. Trong một bài báo năm 1984, các nhà nghiên cứu cho rằng khỉ đột, đười ươi và tinh tinh cũng hay chạm tay vào mặt chúng như con người thường làm.

Bài báo trên còn chỉ ra rằng con người và các loài linh trưởng thường chạm tay trái lên mặt thay vì tay phải, như một khuynh hướng tự nhiên.

Ngoài ra, các loài động vật khác như chó hoặc mèo cũng có thói quen tương tự. Với động vật hay “rửa mặt” như mèo, sóc, đây có thể là hành động liên quan đến mùi hương. Loài sóc thường thực hiện hành vi này để giúp chúng phát tán mùi xung quanh cơ thể từ tuyến tiết.

vi sao chung ta khong the ngung cham tay len mat du biet cac nguy co a63 4759145
Khi căng thẳng, não bộ phát ra những tín hiệu dẫn đến các hành vi tự chạm nhằm điều tiết cảm xúc. Ảnh: Wired.

Chạm tay lên mặt còn là hành động vô thức đóng vai trò tín hiệu để những người xung quanh biết bạn có thể tự nhận thức bản thân. Ngoài ra, nó đôi khi còn phục vụ cho mục đích giao tiếp xã hội.

Trong một bài báo năm 2015 trên tạp chí eLife, các nhà khoa học Israel đã kết nối các tình nguyện viên với thiết bị đo lưu lượng khí qua mũi. Sau đó, họ bí mật ghi hình việc nhóm tình nguyện gặp gỡ nhóm người khác và thực hiện các phương thức giao tiếp xã hội thông thường. Kết quả thí nghiệm cho thấy tình nguyện viên thường đưa tay lên mũi sau khi bắt tay với những người khác cùng giới để kiểm tra mùi hương của họ.

‘Cần chạm nhiều hơn’

Việc chạm tay lên mặt còn giúp con người điều hòa căng thẳng và hình thành trí nhớ, thay vì cách để giao tiếp. Hành động này được con người thực hiện mỗi ngày, thường là trong các tình huống gây stress và hay xảy ra một cách vô thức.

Các nhà khoa học ở Đức phân tích hoạt động não điện của 10 tình nguyện viên trong lúc hoàn thành bài kiểm tra về trí nhớ. Kết quả là những người có dấu hiệu căng thẳng thường chạm tay lên mũi, má hoặc cằm. Theo các nhà nghiên cứu, khi căng thẳng, não bộ phát ra những tín hiệu dẫn đến các hành vi “tự chạm” nhằm điều tiết cảm xúc.

vi sao chung ta khong the ngung cham tay len mat du biet cac nguy co 9d4 4759145
Chạm tay lên mặt là hành động vô thức đóng vai trò tín hiệu để những người xung quanh biết bạn có thể tự nhận thức bản thân. Ảnh: The Guardian.

“Về mặt tâm lý, phần lớn mọi người không hay liên hệ nguy cơ lây nhiễm hay mối đe dọa về bệnh tật đến gương mặt của mình. Chẳng những vậy, rất khó để ép buộc bản thân chạm tay vào mặt ít hơn vì đè nén cảm xúc không phải là cách để từ bỏ thói quen”, Kevin Chapman, nhà tâm lý học kiêm giám đốc Trung tâm rối loạn lo âu và các hội chứng liên quan ở Kentucky, Mỹ nói.

Chapman cũng cho biết để hạn chế việc tiếp xúc tay lên mặt, chúng ta nên thực hiện những biện pháp linh hoạt hơn. Thay vì tự nói với bản thân mình “Hôm nay không được chạm tay lên mặt”, hãy tự nhủ “Hôm nay mình cần chú ý chạm tay lên mặt nhiều hơn”. Ngoài ra, nên hạn chế để tay trống bằng cách cầm quả bóng hoặc khoanh tay.

Theo news.zing.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *