Sau đây là 4 đột phá y học tuyệt vời trong năm 2019, có thể sớm trở thành hiện thực, theo New York Post.
Tìm ra thuốc điều trị hiệu quả ung thư tuyến t.iền liệt, xét nghiệm m.áu phát hiện ung thư vú sớm trước 5 năm, thuốc trị bệnh Alzheimer, công nghệ chỉnh sửa gien là những đột phá y học ấn tượng trong năm 2019 – Ảnh minh họa: Shutterstock
1. Tìm ra thuốc điều trị hiệu quả ung thư tuyến t.iền liệt
Richard Berry (75 t.uổi) sống ở Keene (Mỹ) đã cố gắng gần như tất cả mọi cách để chống lại căn bệnh ung thư tuyến t.iền liệt của mình: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nhưng sau 2 năm điều trị, căn bệnh ung thư của ông đã di căn. Cơ hội tham gia thử nghiệm lâm sàng là hy vọng cuối cùng của ông.
Năm 2015, ông liên hệ với bác sĩ Christopher Sweeney (chuyên khoa ung thư tại Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston, Mỹ). Bác sĩ này đang dẫn đầu thử nghiệm thuốc trị ung thư tuyến t.iền liệt mới nhất, có tên là Enzalutamide – một chất ức chế thụ thể androgen ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư – được sử dụng kết hợp với chất ức chế hoóc môn testosterone – để điều trị ung thư tuyến t.iền liệt di căn.
Thế là, ông Berry trở thành một trong 1.125 bệnh nhân tham gia thử nghiệm.
Và phép mầu đã xảy ra, ông đã được chữa khỏi căn bệnh ung thư quái ác. Và sau khi ngừng điều trị 1 năm, kết quả chụp phim vẫn cho thấy ông không còn bị ung thư.
Bác sĩ Sweeney cho biết ông Berry là một trong những trường hợp kịch tính nhất từ trước đến nay. Ông đã thuyên giảm mạnh. Mức độ của hiệu ứng và kết quả ban đầu thật bất ngờ và thú vị.
Bác sĩ Sweeney cho biết có nhiều trường hợp thuyên giảm mạnh như ông Berry, và kết quả tích cực sớm hơn dự đoán.
Nghiên cứu được công bố vào tháng 7 trên Tạp chí Y học New England.
Thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn để sử dụng, hiện đang được FDA xem xét để cung cấp rộng rãi hơn cho bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt di căn, theo New York Post.
2. Xét nghiệm m.áu phát hiện ung thư vú
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham (Anh) đã phát minh ra một xét nghiệm m.áu có khả năng phát hiện ung thư vú sớm 5 năm trước khi xuất hiện khối u hoặc các triệu chứng. Xét nghiệm này sẽ tìm kiếm các kháng thể tự động do cơ thể tạo ra trong phản ứng với các tế bào ung thư trong m.áu. Xét nghiệm sẽ rẻ hơn và dễ thực hiện hơn so với chụp X-quang tuyến vú.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã có kế hoạch tiến hành một nghiên cứu lớn hơn, và thử nghiệm có thể được đưa ra thị trường trong vòng 5 năm tới.
Phát hiện này đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Anh, vào đầu tháng 11.2019, nơi những tiến bộ về ung thư lớn nhất thế giới được báo cáo. Một xét nghiệm tương tự cho bệnh ung thư phổi hiện cũng đang được nghiên cứu ở Scotland, theo New York Post.
3. Sẽ có thuốc trị bệnh Alzheimer
Có thể sớm có một loại thuốc để điều trị Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu đã rất hào hứng về một loại thuốc trị bệnh Alzheimer có tên là Aducanumab.
Sau 18 tháng dùng thuốc, những người tham gia đã thuyên giảm bệnh từ khoảng 15% đến 27% so với nhóm đối chứng dùng giả dược. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature vào cuối tháng 10.2019.
Do những kết quả này, nhà sản xuất thuốc hiện đang tìm kiếm sự chấp thuận của FDA cho phép dùng Aducanumab để điều trị bệnh Alzheimer, ngay sau khi chẩn đoán, theo New York Post.
4. Ứng dụng của công nghệ chỉnh sửa gien chữa được nhiều bệnh ác tính
Công nghệ chỉnh sửa gien Crispr cho phép các nhà khoa học sửa đổi DNA và gien.
Kỹ thuật này đang được sử dụng theo nhiều cách, từ nghiên cứu y học đến trồng trọt.
Tuy một số cải tiến được đề xuất như t.iêu d.iệt siêu vi khuẩn, loại trừ bệnh sốt rét và chữa khỏi HIV còn khá xa vời.
Nhưng tiến trình đang khá thú vị, thử nghiệm công nghệ này đã điều trị thành công bệnh hồng cầu hình liềm. Và các thử nghiêm lâm sàng sử dụng công nghệ này để điều trị các bệnh ung thư như ung thư hạch hiện đang chuẩn bị được thực hiện.
Sắp tới, tại cuộc họp của Hiệp hội huyết học Mỹ tại Orlando, Florida (Mỹ), các nhà khoa học sẽ trình bày kết quả nghiên cứu 3 bệnh nhân ung thư được sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để điều trị, gồm 2 người mắc bệnh đa u tủy xương và một người mắc ung thư xương, theo New York Post.
Theo Thanh niên
Bác sĩ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng
Lần đầu tiên ở Mỹ, các bác sĩ đã hồi sinh thành công trái tim người đã c.hết, cứu sống hàng nghìn người chờ được ghép tạng.
XEM CLIP:
Trái tim được hồi sinh lại sau khi ngừng đ.ập
Theo Daily Mail, vào ngày 2 tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên tại Mỹ, các bác sĩ phẫu thuật Đại học Duke đã có thể hồi sinh một trái tim đã ngừng đ.ập để ghép cho những người cần ghép trái tim mới. Được biết, kì diệu là ở thời điểm lấy tạng, m.áu của người hiến đã hoàn toàn ngừng chảy trong cơ thể họ.
Cụ thể, các bác sĩ đã sử dụng một kỹ thuật mới để giúp tim đ.ập trở lại một lần nữa bằng cách nhanh chóng kết nối nó với một loạt các ống cung cấp cho nó cơ học m.áu, oxy và chất điện giải ngay sau khi phẫu thuật lấy tim. Bởi thế mà trái tim nuôi dưỡng một lần nữa, cơ tim được “hồi sinh”, có những nhịp đ.ập trở lại.
Các bác sĩ tại Mỹ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng
Đây có thể được xem là đột phá y học ở không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới, bởi thông thường, một trái tim dùng cho hiến tạng phải được lấy từ một người đã c.hết não nhưng tim vẫn đ.ập, các mô không bị c.hết quá nhanh. Theo thống kê cho biết, tim người được ghép lần đầu tiên năm 1967 ở Nam Phi. Đến năm 1968, các bác sĩ Đại học Stanford đã tiến hành ca ghép tim đầu tiên ở Mỹ. Tính đến 2018, hơn 3.400 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp nước Mỹ.
Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm), lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Hoàng gia Papworth ở Anh vào năm 2015 đã thực hiện để ghép tim người. Từ đó, bệnh viện này trở thành trung tâm chính của các quốc gia về cấy ghép tim, với con số đáng nể lên tới 75 ca phẫu thuật tim “chết” thành công cho người ghép tạng.
Đến nay tại Mỹ, tiến sĩ Jacob Schroder, một trong những bác sĩ phẫu thuật của Đại học Duke hi vọng thành công của ca ghép tạng lần này sẽ mở rộng số người được hiến tạng tim trên đất Mỹ.
Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm)
Trong y học hiện nay, ghép tim đã trở nên khá phổ biến ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên tình trạng thiếu các nội tạng như tim, gan, phổi, thận… luôn luôn xảy ra trong các bệnh viện. Trước đây, khi những người hiến tạng qua đời, các cơ quan có thể sử dụng được để ghép tạng cũng gần như hạn hẹp bởi một số cơ quan đã ngừng hoạt động hoặc trong tình trạng không đủ tốt. Hàng năm, những người chờ ghép tạng tại Mỹ lên tới 100.000 người và có ít nhất khoảng 20 ca t.ử v.ong mỗi ngày trong lúc chờ được phẫu thuật cấy ghép.
Không những vậy, tại Mỹ chỉ có khoảng 45% người đăng ký hiến tạng, con số đã ít nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện hiến. Ngoài các tiêu chí về mặt sức khỏe, thời gian đóng vai trò quan trọng trong cấy ghép. Vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể lấy trái tim khi người hiến tạng được tuyên bố đã c.hết não nhưng các cơ quan quan trọng khác vẫn còn hoạt động. Từ nhiều ca phẫu thuật cho thấy, trái tim tốt nhất nên ghép ngay sau khi đưa ra khỏi cơ thể từ 4 tới 6 giờ.
An An (Dịch theo Dailymail)
Theo vietnamnet