Thanh niên 18 t.uổi bị tai nạn, ngón tay út đứt rời, được các bác sĩ dùng kính vi phẫu phóng đại nối thành công.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tối 19/9, kèm phần ngón tay đứt rời đã được người nhà xử lý bằng cách ướp đá lạnh.
Các bác sĩ phẫu thuật nối ngón tay bị đứt dưới kính hiển vi. Sau gần 3 giờ, các bác sĩ đã nối thành công mạch m.áu, thần kinh, gân cơ, xương ngón tay út.
Sau mổ khoảng 6 tiếng, ngón tay của bệnh nhân đã hồng ấm trở lại.
Các bác sĩ vi phẫu nối ngón tay đứt rời cho bệnh nhân. Ảnh: Long Nhật.
Bác sĩ Nguyễn Duy Tùng, người trực tiếp phẫu thuật, cho biết đây là một trường hợp khó, mạch m.áu ở ngón tay út quá nhỏ lại bị đứt rời nên đòi hỏi độ khéo léo, tỉ mỉ cao trong mọi thao tác. Các bác sĩ phải sử dụng kính vi phẫu phóng đại phẫu trường để nối các mạch m.áu nhỏ chỉ khoảng 1 mm.
“Đây là thành công lớn của bệnh viện tuyến tỉnh, giúp giảm di chứng nặng nề cho người bệnh, dễ dàng trở lại cuộc sống bình thường”, bác sĩ Tùng nói.
Bác sĩ khuyến cáo, khi có người bị đứt rời chi, cần gọi ngay cấp cứu. Nếu có thể, hãy nhanh chóng sơ cứu cầm m.áu, bảo quản phần chi đứt rời đúng cách. Cụ thể, nhẹ nhàng rửa chi bằng nước muối hoặc nước sôi để nguội nhằm làm trôi đi các dị vật. Bao gói phần chi đứt bằng miếng gạc sạch hoặc vải sạch. Đặt chi đã được bao gói vào túi nilon sạch và buộc chặt miệng túi. Đặt túi đựng chi vào thùng có chứa nước đá lạnh.
Vận chuyển ngay người bị nạn và phần chi được bảo quản đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất để quá trình phẫu thuật khâu nối có cơ hội thành công.
Các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không rửa chi đứt lìa bằng xà phòng hoặc bỏ vào chậu nước. Không bỏ trực tiếp chi đứt lìa vào thùng nước đá lạnh.
Mẹ con sản phụ mắc hội chứng tăng đông m.áu hiếm gặp được cứu sống
Chiều 16/9, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Bệnh viện vừa cứu sống sản phụ Trần Thị T. (SN 1990, trú ở thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) có hội chứng tăng đông m.áu, nguy cơ tắc mạch m.áu hiếm gặp, nguy hiểm tính mạng.
Trước đó, lúc 18h30 ngày 11/9, sản phụ T. được chuyển từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (tỉnh Quảng Bình) vào Bệnh viện T.Ư Huế trong tình trạng thai 35 tuần dọa sinh non, có hội chứng tăng đông m.áu tim thai 140l/p gò tử cung thưa nhẹ. Tại Bệnh viện T.Ư Huế, sản phụ T. được chăm sóc đặc biệt tại phòng Sinh, khoa Sản và làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện ca phẫu thuật cứu sống mẹ con sản phụ T..
Ngày 14/9, sản phụ T. được siêu âm thai, các bác sĩ phát hiện có 1 thai sống trong tử cung đã trưởng thành, tim thai 140 l/p, cân nặng ước lượng 2.900 gram, nhau thai độ 3, ống tĩnh mạch chưa phát hiện bất thường. Kết quả siêu âm mạch m.áu không thấy thuyên tắc hệ tĩnh mạch sâu 2 bên (tĩnh mạch chậu 2 bên không khảo sát được do thai to).
Sản phụ T. mắc hội chứng tăng đông m.áu hiếm gặp.
Sau hội chẩn, Ban chủ nhiệm khoa Sản chẩn đoán thai nhi 37 tuần 1 ngày, hội chứng tăng đông m.áu ổn định. Trước đó, sản phụ T. có t.iền sử sẩy thai 2 lần, đã được khâu eo cổ tử cung, lần mang thai này sản phụ được thụ tinh trong ống nghiệm.
Người thân sản phụ T. vui mừng khi 2 mẹ con sản phụ T. được cứu sống kịp thời.
Tiếp đó, Bệnh viện T.Ư Huế tiến hành hội chẩn liên khoa Phụ Sản – Huyết học lâm sàng – Nội Tim mạch – Ngoại Tim mạch – Nhi sơ sinh và quyết định mổ lấy thai chủ động vào 10h sáng 16/9. Sau ca mổ lấy thai, hiện sức khỏe sản phụ và b.é g.ái ổn định.
Sau ca mổ lấy thai, hiện sức khỏe b.é g.ái con của sản phụ T. ổn định.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, sản phụ T. có hội chứng tăng đông m.áu, nguy cơ tắc mạch m.áu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới.
Mẹ con sản phụ T. được cứu sống kịp thời nhờ thực hiện tốt hội chẩn trực tuyến giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Bệnh viện T.Ư Huế thông qua đề án Telehealth (đề án khám chữa bệnh từ xa do Bộ Y tế triển khai), góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19, giảm tải Bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là với bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa trên cả nước.