Mới đây, một bệnh nhi (27 tháng t.uổi ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã t.ử v.ong do mắc cúm A/H1N1.
Đáng nói, khi trẻ bị sốt, ho, người nhà đã tự mua thuốc về cho bé uống, khi không thấy đỡ mới đưa đi viện. Tuy nhiên, chẩn đoán cho thấy cháu đã biến chứng từ bệnh cúm sang viêm phổi nặng nên không qua khỏi.
Chủ quan với bệnh cúm
Ông Biện Ngọc Tân – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên xác nhận, ngày 9/12 vừa qua, một bệnh nhi đã t.ử v.ong với kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Cụ thể, bệnh nhi là V.V.M.N (27 tháng t.uổi, ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên). Gia đình cho biết, bệnh nhi N có dấu hiệu sốt, ho vào ngày 29/11 và người nhà đã tự mua thuốc uống nhưng không rõ thuốc gì. Ngày 30/11, khi thấy bệnh nhi không có dấu hiệu thuyên giảm gia đình đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên điều trị và được chẩn đoán là viêm phổi nặng.
Tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa) T.K
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: Phụ nữ đang mang thai, người cao t.uổi, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế. Sử dụng vaccine cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ t.uổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ t.ử v.ong ở t.uổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở t.rẻ e.m.
Sau đó, người nhà xin chuyển viện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị. Tại đây, bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Đến ngày 6/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định lấy mẫu xét nghiệm gửi về Viện Pasteur Nha Trang và được trả lời kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Ngày 9/12, bệnh nhi tiên lượng xấu nên người nhà xin về và đã t.ử v.ong trên đường.
Trước đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cũng cho biết, ngày 8/11, bệnh nhân nữ N.T.T (37 t.uổi, ni cô ở chùa Pháp Hoa, xã Hòa Bình, TP.Kon Tum) đã t.ử v.ong sau khi mắc cúm A/H1N1 sau 13 ngày mắc bệnh. Đến ngày 13/11, cũng tại Kon Tum, một bệnh nhân nữ khác (50 t.uổi, trú thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) cũng đã t.ử v.ong vì cúm A/H1N1. Đáng nói bệnh nhân này đã tiếp xúc với ni cô T t.ử v.ong vì cúm A/H1N1 trước đó.
Ngay sau đó, ngành y tế Kon Tum đã phải cách li theo dõi 44 người khác có tiếp xúc với ni cô T. Và cho uống thuốc Taminflu để phòng cúm.
“Hiện nay, rất khó để phân biệt giữa cúm A/H1N1 với cúm mùa thông thường. Chính vì vậy, khi có triệu chứng như: Ho, sốt, đau đầu… cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Và chỉ có lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm thì mới có thể khẳng định được có mắc cúm A/H1N1 hay không. Do đó, người dân không nên chủ quan với bệnh tật, nếu sốt cao, li bì, mệt mỏi thì phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám” – ông Tân khuyến cáo.
1,6 – 1,8 triệu người/năm mắc cúm
Dịch cúm theo mùa là một bệnh nhiễm virus có xu hướng bắt đầu lan rộng vào mùa thu và đạt đến đỉnh điểm trong những tháng đông. Cúm mùa có thể tiếp tục xuất hiện vào mùa xuân, thậm chí vào tháng 5 và thường tạm lắng trong những tháng hè. Theo ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng, cúm mùa là bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, có thể xảy ra ở nhiều mức độ như đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 – 30% t.rẻ e.m và 5 – 10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500 – 800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 – 500.000 trường hợp t.ử v.ong. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm.
Theo các chuyên gia y tế, cúm A/H1N1, cúm B, cúm A/H3N2 đều là các loại cúm thông thường và ít khi đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các bệnh nhân bị cúm chỉ cần uống thuốc giảm sút và tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp biến chứng từ cúm gây t.ử v.ong, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh mãn tính, người già, t.rẻ e.m, thai phụ.
Biến chứng nguy hiểm thường gặp ở cúm là viêm phổi hoặc làm nặng thêm các vấn đề mãn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim. Cúm cũng có thể gây viêm não, tim hoặc cơ bắp của bệnh nhân, dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết và nguy cơ t.ử v.ong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Theo danviet.vn
Chưa ghi nhận vi rút cúm đột biến gen, tuyệt đối không tự ý dùng Tamiflu
Hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi rút cúm mới, cũng chưa ghi nhận có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người.
Ảnh minh họa: Internet
Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, tại nước ta năm 2019, số ca mắc cúm và t.ử v.ong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018, cụ thể như sau: 11 tháng năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp t.ử v.ong (giảm 10,4% số mắc và giảm 02 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ 11 tháng năm 2018). Tại các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có gia tăng số trường hợp cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến trước, mặc dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết cúm là một trong các loại virus của đường hô hấp, bao gồm cúm A và cúm B.
Các bác sỹ cảnh báo lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn nên cũng không nên tự ý mua hay dự trữ trong nhà. Ảnh minh họa: Internet
Người bệnh cúm B thường diễn biến nhẹ, còn cúm A có thể gây biến chứng ở những nhóm đặc biệt như trẻ dưới hai t.uổi, người trên 65 t.uổi hoặc người có bệnh mạn tính như hen, viêm phế quản mạn, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, bệnh về gan, thận… Người suy giảm miễn dịch như HIV, ghép tạng phải uống thuốc chống thải ghép, bệnh khớp uống thuốc chống viêm… cũng trong nhóm nguy cơ.
“Tuy nhiên, không phải cứ bệnh cúm là sử dụng Tamiflu để điều trị”, bác sĩ nhấn mạnh. Thuốc được chỉ định với nhóm có nguy cơ như người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, biến chứng viêm phổi… Người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm. Nếu mắc cúm thông thường, không cần dùng đến Tamiflu.
Đặc biệt, lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn nên cũng không nên tự ý mua hay dự trữ trong nhà”, tiến sĩ Dũng nói.
Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, hiện nay, thời tiết đang là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới, , vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toànquốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Tiêm vắc xin cúm mùa là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
QUẢNG AN
Theo tienphong.vn