Người phụ nữ thoát c.hết sau hai lần tim ngừng đ.ập

Người phụ nữ 39 t.uổi được các bác sĩ cứu sau hai lần rơi vào tình trạng ngưng tim, ngừng hô hấp tuần hoàn ngay cổng bệnh viện.

Sáng 21/12, thượng tá, bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân Y 175 ( Bộ Quốc phòng), cho biết đơn vị này vừa can thiệp thành công cho bệnh nhân ngụ quận 12, TP.HCM, sau hai lần tim ngừng đ.ập.

Trước đó, sáng 18/12, bệnh nhân đang chuẩn bị đi làm thì có biểu hiện đau ngực, mệt nên được gia đình đưa cấp cứu tại Bệnh viện Gò Vấp.

Vừa vào viện, bệnh nhân rơi vào tình trạng tím tái, không đo được huyết áp, tim ngừng đ.ập, ngưng hô hấp tuần hoàn. Các bác sĩ Bệnh viện Gò Vấp nhanh chóng vừa hồi sinh tim phổi vừa báo động đến Bệnh viện Quân Y 175 đề nghị hỗ trợ.

Khi vừa đến cổng Bệnh viện Quân Y 175, bệnh nhân một lần nữa rơi vào tình trạng ngưng tim.

nguoi phu nu thoat chet sau hai lan tim ngung dap 76e31b

Người phụ nữ may mắn thoát c.hết sau hai lần ngưng tim, ngưng thở. Ảnh: BH.

May mắn, các bác sĩ đ.ánh giá đồng tử bệnh nhân không giãn, còn hy vọng cứu chữa nên lập tức khởi động hệ thống code blue (báo động khẩn cấp cứu cho trường hợp mắc bệnh lý nội khoa) và tiến hành hội chẩn ngay tại giường bệnh.

Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được hồi sinh tim phổi và can thiệp mạch.

“Đúng như chẩn đoán ban đầu, kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước. Chính điều này gây nên tình trạng bệnh nhân ngưng tim liên tục khi vận chuyển. Ê-kíp cấp cứu tiến hành đặt stent can thiệp, dùng thuốc hỗ trợ vận mạch và kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt cho người bệnh để bảo vệ vỏ não”, bác sĩ Ân nói.

Sau 48 giờ can thiệp và theo dõi tích cực, tình hình bệnh nhân cải thiện tốt, tri giác hồi phục, nhận thức được. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải theo dõi đề phòng biến chứng suy tim.

Theo bác sĩ Vũ Đình Ân, trước đây, nhồi m.áu cơ tim thường gặp ở những người trên 40 t.uổi. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề huyết áp, tim mạch, rôi loạn chuyển hóa mỡ, nhồi m.áu cơ tim đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Thống kê tại các bệnh viện lớn cho thấy tỷ lệ nhồi m.áu cơ tim đang tăng lên đến 10% ở người trẻ và 1,8% ở người rất trẻ. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi m.áu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay.

Nguyên nhân có thể là stress, béo phì, hút t.huốc l.á nhiều năm kéo dài tạo điều kiện hình thành huyết khối trong lòng động mạch.

Bác sĩ Ân khuyến cáo những người trẻ dù không có yếu tố nguy cơ nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

Theo news.zing.vn

B.é t.rai 6 tháng t.uổi ngừng thở, tím tái sau 3 phút tiêm kháng sinh

Sau tiêm kháng sinh tai mũi họng, b.é t.rai đột ngột chuyển tím tái toàn thân, không bắt được mạch, ngừng thở…

be trai 6 thang tuoi ngung tho tim tai sau 3 phut tiem khang sinh d35604

Ảnh minh họa

Bệnh nhi Nguyễn Trường A., 6 tháng t.uổi ở Yên Sơn, Tuyên Quang nhập viện BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị viêm mũi họng cấp/viêm tai giữa cấp 2 bên.

Bác sĩ đã chỉ định cho bé tiêm kháng sinh để điều trị, sau khi tiêm 2 mũi kháng sinh bé ổn định, không có phản ứng bất thường.

Đến mũi tiêm lần thứ 3, sau khi tiêm tĩnh mạch chậm 300mg Zidimbiotic 1g, khoảng 3-4 phút, trẻ xuất hiện tím tái toàn thân, tim rời rạc, mạch không bắt được, ngừng thở…

Bệnh nhi được chẩn đoán sốc phản vệ do Zidimbiotic. Ekip cấp cứu của khoa Nhi ngay lập tức thực hiện cấp cứu cho bệnh nhi theo đúng sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế.

Sau 30 phút nỗ lực cấp cứu, bệnh nhi đã có nhịp tim trở lại và được theo dõi sát các chỉ số, sau 2 giờ, bệnh nhi đã tự thở được, nhịp tim đều, mạch ổn định nên đã được chuyển xuống BV Nhi TƯ để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trưởng khoa Nhi, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang đ.ánh giá, trường hợp bé A. diễn biến nhanh, nguy cơ t.ử v.ong cao. May mắn, các bác sĩ và điều dưỡng đã được tập huấn quy trình xử trí sốc phản vệ nên đã cấp cứu kịp thời.

BS Hương cho biết, phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, phát sinh khi có sự xâm nhập của “yếu tố lạ” (dị nguyên). Sốc phản vệ xảy ra ở những cơ thể có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, phấn hoa hay nấm mốc.

Tác động của phản vệ lên cơ thể rất nhanh, gây phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn dẫn đến trụy tim mạch, suy hô hấp… và rất dễ t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đây là tai biến y khoa xảy ra đột ngột. Phần lớn t.ử v.ong do phản vệ không thể dự báo trước, thậm chí cả người khoẻ mạnh. Chỉ vài phút huyết áp tụt, mạch không bắt được mà không đưa mạch được trở về bình thường, bệnh nhân có nguy cơ ngừng tuần hoàn rồi t.ử v.ong.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *