Ngày 21/12, Viện Y học biển Việt Nam (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 2539/QĐ- BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình kỹ thuật điều trị bằng ô xy cao áp và cập nhật thông tin, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sử dụng công nghệ ô xy cao áp trong điều trị.
PGS, TS Trần Thị Quỳnh Chi, Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam nói về ý nghĩa của việc ban hành quy trình kỹ thuật điều trị bằng oxy cao áp. Ảnh: TTXVN phát
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Chi, Viện trưởng Viện Y học Biển Việt Nam khẳng định: Lực lượng lao động trên biển đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh lý xảy ra trong môi trường nước, đặc biệt là các tai biến do lặn biển ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực và phương tiện chuyên dụng.
Thời gian gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng chuyên ngành y học dưới nước và ô xy cao áp trong lâm sàng để cấp cứu các ca tai biến lặn, những cấp cứu nội, ngoại khoa khác và điều trị nhiều loại bệnh lý đang được triển khai tại một số cơ sở y tế biển và các bệnh viện đa khoa, phục hồi chức năng tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 19/6/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2539 về Quy trình kỹ thuật điều trị bằng ô xy cao áp. Việc ban hành quyết định này không chỉ giúp các bệnh viện có thêm một hướng điều trị hiệu quả mới, mà còn giúp bệnh nhân được sử dụng bảo hiểm khi điều trị bằng ôxy cao áp.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm Y học dưới nước và ô xy cao áp (Viện Y học Biển Việt Nam) cho biết: Tại Việt Nam có khoảng 700.000 ngư dân làm nghề khai thác thủy sản, trong đó tỉ lệ tai biến lặn ở ngư dân đ.ánh bắt xa bờ tại Việt Nam rất cao, chiếm trên 50% các ca lặn.
Ngoài nguyên nhân là do ngư dân không trang bị thiết bị bảo hộ cần thiết, ngoài ra còn do các trường hợp đang ở độ sâu lớn trên 30m nhưng trồi lên mặt nước quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng được với môi trường.
Đa số các trường hợp tai biến lặn xảy ra là do giảm áp. Theo đó, trong môi trường áp suất cao, các chất khí bị hòa tan vào m.áu và khuếch tán vào trong các mô. Khi áp suất giảm xuống đột ngột hoặc quá nhanh sẽ dẫn đến các phản ứng hóa – sinh trong cơ thể dẫn tới vỡ tế bào, tràn khí dưới da, gây tắc mạch.
Bệnh nhân điều trị bằng oxy cao áp tại Trung tâm Y học dưới nước và Oxy Cao áp, Viện Y học biển Việt Nam. Ảnh: TTXVN phát
Quá trình điều trị tai biến lặn do giảm áp sẽ gồm hồi sức tích cực trong môi trường cao áp kết hợp với điều trị bằng ô xy cao áp để giải phóng các bóng khí chèn ép mạch m.áu, tăng khả năng biến hình của hồng cầu giúp giảm hiện tượng đông m.áu và rối loạn tuần hoàn.
Đối với các trường hợp ngạt khác gây thiếu ô xy trong cơ thể thì điều trị bằng ô xy cao áp sẽ thúc đẩy ô xy đưa vào cơ thể, làm tăng khả năng thấm vào các mô này để phục hồi các chức năng bị tổn thương do thiếu ô xy nhất là với não, tim, gan, thận.
Viện Y học Biển Việt Nam đã ứng dụng ô xy cao áp điều trị cho các trường hợp tai biến lặn, các trường hợp ngộ độc khí, ngạt rất hiệu quả. Ngoài ra, Viện còn ứng dụng ô xy cao áp trong điều trị cho bệnh nhân phù não, nhồi m.áu não, trong đó, có những trường hợp cấp cứu đã bị bệnh viện khác trả về do các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng.
Về việc ứng dụng ô xy cao áp tại tỉnh Khánh Hòa, bác sĩ Đoàn Quốc Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng Khánh Hòa, chia sẻ: Báo cáo nghiên cứu về tai biến lặn trên 668 ngư dân lặn của hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa giai đoạn 1997- 2000 cho thấy, tỉ lệ tai biến giảm áp chiếm đến 34,4%, tỉ lệ t.ử v.ong là 6,4%, trong đó có tới 24,7% bệnh nhân mắc bệnh giảm áp bị bại liệt trên 3 tháng vẫn chưa phục hồi.
Đứng trước yêu cầu cấp bách về điều trị cho ngư dân, Tổ ô xy cao áp được triển khai tại Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng Khánh Hòa từ năm 2003. Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình bệnh viện đã tiếp nhận 50 ca mắc bệnh giảm áp, góp phần quan trọng trong việc điều trị các tai biến do lặn biển cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận.
Minh Thu
Theo TTXVN
Lời kể lạnh gáy của bố mẹ cô gái c.hết vì bị cá mập tấn công: “Đứa trẻ cố bơi về thuyền bằng 1 cánh tay nhưng con quái vật không tha”
Còn nỗi đau nào hơn khi thấy đứa con gái thân yêu phải chịu đau đớn, hoảng loạn và ra đi ngay trước mắt mình.
Vụ tai nạn xảy ra với Jordan Lindsey (21 t.uổi) tại đảo Rose thuộc quần đảo Bahamas vào ngày 26/6 nhưng mới đây, bố mẹ của cô gái mới đủ bình tĩnh để kể lại tường tận mọi chuyện với kênh Good Morning America.
Jordan Lindsey, cô sinh viên 21 t.uổi đến từ Torrance, bang California (Mỹ) cùng gia đình đến nghỉ dưỡng tại quần đảo xinh đẹp nổi tiếng Bahamas ở Tây Ấn. Vào ngày 26/6, ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ 3 ngày, Jordan cùng mẹ là bà Kami đi lặn biển còn ông bố Michael cùng các thành viên khác đi ngắm những chú lợn biết bơi thân thiện, đáng yêu nổi tiếng ở nơi đây.
Jordan Lindsey, sinh viên 21 t.uổi đến từ Torrance, bang California, Mỹ.
Ông Michael kể khi ông cùng một số người đang vuốt ve những chú lợn thì một vài người đi qua bàn tán về chuyện có một cô gái bị cá mập cắn. Ông vội vàng lao đến nơi và bàng hoàng khi thấy con gái mình ở dưới nước, bị cá mập bao vây.
“Vợ tôi kể rằng cô nghe thấy tiếng Jordan hét lên ‘mẹ ơi’. Ban đầu, cô ấy cứ nghĩ rằng có vài con cá heo ở đó nhưng khi nhận ra con gái mình đang gặp nguy hiểm, cô ấy nhảy xuống nước và bơi về phía Jordan”, ông Michael nói với GMA.
Ông Michael chia sẻ với kênh GMA về bi kịch xảy ra với gia đình mình trong chuyến du lịch hồi giữa tháng 6.
“Vợ tôi hét lên ‘Bơi về đây với mẹ’ nhưng khi đó con bé đã bị con cá mập cắn mất phần lớn cánh tay phải. Con gái tôi đã phải cố bơi về thuyền bằng 1 cánh tay”.
Ông Michael kể rằng không ai la hét về những con cá mập đang bủa vây dưới nước, nhưng họ bảo Kami và Jordan bơi về phía thuyền. Jordan và bà Kami cách xa những người lặn biển khác và không có hướng dẫn viên hay nhân viên nào từ công ty du lịch Sandy Toes ở dưới nước với nhóm du khách vào thời điểm đó.
Jordan và mẹ.
Khi Jordan và bà Kami cuối cùng cũng đến được với nhau, thì một con cá mập thứ hai đã tấn công Jordan. Bà Kami đã cố gắng chống trả, đ.ánh vào mũi con cá mập nhưng nó vẫn không tha cho cô gái. Jordan bị cắn vào phần chân. Có thể do m.áu từ những vết thương trên cơ thể Jordan chảy ra càng thu hút sự chú ý của những con cá mập nên cô tiếp tục bị tấn công.
Sau 2 lần liên tiếp bị cá mập tấn công, mẹ con bà Kami cũng tìm đến được một bãi đá gần đó để chờ tàu cứu hộ đưa vào bờ.
Trong một lần trả lời truyền thông vào tháng trước, gia đình cho biết trên tàu đưa Jordan vào bờ không có trang thiết bị y tế nào cả: “Không có sự chăm sóc y tế nào được đưa ra để giúp Jordan. Không có trang thiết bị cơ bản nào cho các vết thương. Chỉ có một chiếc khăn tắm để chặn vết thương ở chân Jordan”.
Khi chiếc thuyền đưa họ vào bờ, Jordan vẫn còn sống. Một xe cứu thương đang đợi ở bờ để đưa cô đến bệnh viện gần đó. Nhưng khi ông Michael đến bệnh viện Nassau, bác sĩ thông báo tin sét đ.ánh: “Con gái ông đã tử vong”.
Lindsey chụp ảnh cùng gia đình trước khi gặp nạn.
Bà Kami không thể kìm nén nỗi đau khi thấy cô con gái đáng thương c.hết trong vòng tay của chính mình. Mỗi lần nhắm mắt lại, bà lại tưởng tượng mình đang ở dưới vùng nước đáng sợ đó.
T.hi h.ài của Lindsey cần được đưa từ Bahamas trở về quê nhà ở California, nhưng chi phí khá tốn kém. Một trang GoFundMe này được chị gái Madison lập ra nhằm kêu gọi mọi người giúp đỡ cho gia đình Lindsey chi trả cho mọi chi phí đi lại và tang lễ. “Jordan Lindsey là một cô con gái đáng yêu, là người thân thiện và hòa đồng. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2019, Lindsey đã bị cá mập tấn công ở Bahamas”, trang này viết.
(Nguồn: Daily mail)
Theo Helino