Điểm danh các thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2.

Chế độ ăn lành mạnh, lựa chọn thực phẩm an toàn và phù hợp với chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường luôn khỏe mạnh, ổn định đường huyết và ngăn chặn những biến chứng khác của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp.

diem danh cac thuc pham kiem soat benh tieu duong tot nhat 03fdf2

1 . Cá hồi và một số loại cá béo: Ăn cá hai hoặc ba lần một tuần có thể làm giảm LDL trong hai cách: bằng cách thay thế thịt, trong đó có chất béo bão hòa làm giảm LDL và bằng cách cung cấp chất béo omega-3 làm hạ LDL. Omega-3 làm giảm triglycerides trong m.áu và cũng bảo vệ tim mạch bằng cách giúp ngăn ngừa sự khởi phát của nhịp tim bất thường.

Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.

2. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.

Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.

Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

4. Trứng

Trứng đã được chứng minh là có nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Trong thực tế, chúng là một trong những món ăn có thể làm bạn no lâu hơn. Thường xuyên ăn trứng có thể giúp bạn hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy in-su-lin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.

Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết.

4. Hạt chia

Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh tiểu đường.

Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong m.áu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.

Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.

Ngoài ra, hạt chia cũng đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp cũng như giảm thiểu các dấu hiệu viêm nhiễm.

5. Nghệ

Nghệ có chứa nhiều curcumin, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận.

Nghệ là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.

Tuy nhiên, curcumin không tự hấp thụ được mà nên có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.

6. Sữa chua ít đường

Sữa chua ít đường giữ cho mức đường huyết ổn định và tốt cho sức khỏe, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Sữa chua ít đường là một thực phẩm từ sữa rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Chúng đã được chứng minh có thể kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một phần nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic có trong chúng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sữa chua và những loại thực phẩm từ sữa khác sẽ hỗ trợ giảm cân và cải thiện tình trạng cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2. Nhiều người tin rằng, hàm lượng cao canxi và axit béo linoleic liên hợp (CLA) có trong sữa chua có thể có một vai trò rất quan trọng.

Hơn nữa, mỗi phần sữa chua Hy Lạp chỉ chứa khoảng 6-8g tinh bột đường, thấp hơn các loại sữa chua khác. Chúng cũng có hàm lượng đạm cao hơn, thúc đẩy giảm cân do có khả năng làm hạn chế cơn thèm ăn và giảm thiểu được lượng calo tiêu thụ.

7. Các loại quả hạch

Quả hạch có hương vị tuyệt vời, lại rất bổ dưỡng. Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường tiêu hóa (một số loại sẽ chứa nhiều hơn).

Thường xuyên ăn các loại quả hạch này có thể giảm sự viêm nhiễm, hạ thấp mức đường huyết, HbA1c và LDL.

Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trong khẩu phần hàng ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và mức in-su-lin trong cơ thể. Đây là một phát hiện quan trọng vì những người bị tiểu đường tuýp 2 thường sẽ có nồng độ in-su-lin tăng cao, dễ dẫn tới béo phì. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, mức in-su-lin cao kinh niên còn làm tăng các nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư và đãng trí.

8. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất thường gặp. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.

Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ in-su-lin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.

9. Tỏi

Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch m.áu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ m.áu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của m.áu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch m.áu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.

Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường.

10. Quả Oliu

Ô-liu giàu vitamin E, và giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể. Nó rất có lợi cho da và mắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô -liu tốt cho tim đồng thời có hiệu quả trong điều trị loãng xương và ung thư, rất tôt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ô-liu được cho là có tác dụng làm giảm các chứng viêm. Ăn chúng thường xuyên giúp mở ra khả năng tiếp cận tốt hơn đối với các polyphenol, đặc biệt là một hợp chất hóa học được biết đến như oleuropein. Chất này được biết đến với tính chất chống vi khuẩn, kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm và chống oxy hóa.

Ô-liu chứa chất béo lành mạnh và chất béo đơn. Điều này làm tăng cholesterol tốt và ngăn ngừa các động mạch cứng. Chất béo bão hòa đơn trong ôliu cũng có axit oleic giúp giảm cao huyết áp và do đó thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.

11. Quế

Quế có thể giúp kiểm soát mức đường huyết, lượng cholesterol và triglyceride ở tiểu đường tuýp 2 tốt hơn, đồng thời tăng độ nhạy in-su-lin cho cơ thể. Quế là một loại gia vị hấp dẫn và có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Một số nghiên cứu đã cho thấy: quế có thể làm giảm nồng độ đường trong m.áu, lượng cholesterol, triglyceride trong cơ thể và cải thiện độ nhạy của loại hormone được cơ thể tiết ra một cách tự nhiên để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài thường sẽ dựa trên mức độ hemoglobin A1c (mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng). Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

12 . Hạt lanh

Hạt lanh có thể làm giảm viêm nhiễm, nguy cơ mắc bệnh tim cũng như mức đường huyết và cải thiện độ nhạy in-su-lin. Hạt lanh là một thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Một phần chất xơ không hòa tan của hạt lanh được tạo ra từ lignan (tương tự estrogen và có chất chống oxy hóa), sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.

Qua một nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn hạt lanh trong vòng 12 tuần đã có những cải thiện đáng kể về hemoglobin A1c. Một nghiên cứu khác cũng cho biết: hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và người bệnh sẽ không còn cần dùng quá nhiều thuốc chống đông m.áu.

Hạt lanh còn chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, cải thiện sức khỏe đường ruột, độ nhạy in-su-lin và no lâu hơn.

Cơ thể chúng ta không thể hấp thụ hạt lanh còn nguyên hạt. Vì vậy, bạn có thể mua dạng bột hoặc tự nghiền chúng. Lưu ý là bạn nên bảo quản hạt lanh trong lọ kín và để vào tủ lạnh để hạt tránh bị ôi mùi.

13. Giấm táo

Giấm táo có thể giúp cải thiện độ nhạy in-su-lin và hạ mức đường huyết, đồng thời cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Giấm táo có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Mặc dù được làm từ táo nhưng lượng đường trong táo đã được lên men thành axit axetic và trong mỗi 15ml giấm thành phẩm chỉ còn chứa chưa đến 1g tinh bột đường.

Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy in-su-lin và làm đường huyết tăng chậm hơn. Đồng thời, giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột đường trong bữa ăn lên mức đường huyết. Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: những người không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sau một thời gian thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết.

Loại giấm này còn có thể làm chậm quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, dùng giấm táo sẽ có hại cho những người đang bị liệt dạ dày – tình trạng dạ dày không hoạt động bình thường dẫn tới tiêu hóa thức ăn chậm – triệu chứng phổ biến ở những người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1.

Để kết hợp giấm táo và chế độ ăn uống, bạn hãy bắt đầu dùng với một ly nước có pha 5ml giấm táo mỗi ngày.

14. Dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây ít đường, có tính kháng viêm mạnh và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim. Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn.

Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp cho dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol và in-su-lin sau mỗi bữa ăn. Đồng thời chất này cũng cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.

15. Các loại bí

Cả bí mùa hè và mùa đông đều có chứa những chất chống oxy hóa có lợi, có thể giúp hạ đường huyết và in-su-lin trong cơ thể. Bí cũng nằm trong những loại rau củ phổ biến tốt cho sức khỏe.

Những loại bí mùa đông thường có lớp vỏ cứng như bí đỏ và bí ngô. Còn các loại bí mùa hè sẽ có lớp vỏ mềm và ăn được, phổ biến là bí ngòi xanh, vàng.

Như các loại rau củ khác, bí cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi. Rất nhiều loại bí mùa đông có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất bí đã cho thấy hiệu quả về giảm béo phì và nồng độ in-su-lin. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí mùa đông đã giảm đáng kể lượng đường trong m.áu.

Tuy nhiên, bí mùa đông sẽ có lượng tinh bột đường cao hơn so với bí mùa hè. Ví dụ, khoảng 150g bí ngô chứa 6g tinh bột đường tiêu hóa, còn 150g bí ngòi chỉ chứa 3g.

Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp tới tình trạng bệnh tiểu đường của mình, bổ sung thêm những loại thực phẩm này vào để có thể kiểm soát tốt lượng in-su-lin, đường huyết và triglyceride. Như vậy có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, cơ thể luôn được khỏe mạnh và tránh xa các biến chứng khác.

M. Trang (Tổng hợp)

Theo phapluatplus

Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào?

Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày.

vi sao ban hay met moi khac phuc bang cach nao 49e795

Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống – Ảnh minh họa: Shutterstock

Dưới đây là những nguyên nhân gây mệt mỏi khá dễ khắc phục.

TheoTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng 15% phụ nữ và 10% nam giới cho biết họ cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức trong vòng 3 tháng qua. Nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống. Chỉ cần điều chỉnh một chút là chúng ta lại tràn đầy năng lượng ngay, theo Greatist.

1. Nhiều chuyện phải suy nghĩ nên mệt!

Căng thẳng chỉ là một phần của cuộc sống nhưng căng thẳng mạn tính góp phần vào tất cả các loại khó chịu về thể chất và cảm xúc. Căng thẳng quá khiến cơ thể dễ bị bệnh, đau đầu, căng cơ và lo âu. Nó có thể cản trở chất lượng giấc ngủ và góp phần gây ra mệt mỏi, theo Greatist.

Khắc phục: Cố gắng giảm căng thẳng bằng các hoạt động tập thể dục và chánh niệm như thở sâu, thư giãn cơ, thiền, tự xoa bóp, tập thể dục, yoga… để có giấc ngủ ngon hơn.

2. Lạm dụng nước tăng lực

Đồ uống tăng lực cung cấp đường và caffeine, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho những người cần tỉnh táo. Nhưng chúng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau đó, theo Greatist.

Khắc phục: Một số cách khác để tăng năng lượng như trà và cà phê – ít caffeine hơn và có thể kiểm soát lượng đường thêm vào. Hoặc cắn hạt hướng dương, uống nước nhiều hơn mỗi khi cần tỉnh táo.

3.Mệt nên không tập thể dục, không tập thể dục nên lại hay mệt

Bất kể bạn mệt ra sao, thực tế là tập thể dục cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn, có thể làm giảm mệt mỏi, theo Greatist.

Khắc phục: Thử các loại vận động nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút ở cường độ thấp đến trung bình, hay các bài tập như nhảy, chống đẩy, squats và phổi để tăng cường năng lượng.

4. Giấc ngủ kém chất lượng

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, giấc ngủ không ngon nếu mất hơn 30 phút để ngủ, thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm hoặc thức hơn 20 phút sau khi tỉnh giấc giữa đêm.

Khắc phục: Thực hiện một vài sửa đổi thói quen ban ngày như ngủ trưa dưới 20 phút. Tránh chất caffeine và nicotine trước khi ngủ, không ăn quá no, uống rượu trước giờ ngủ. Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái.

5. Đồ ngọt

Carb tinh chế trong đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ uống có đường… bơm glucose thẳng vào m.áu, cung cấp năng lượng nhanh chóng. Nhưng sự tăng đột biến ấy dẫn đến sự sụt giảm lượng đường và năng lượng không thể tránh khỏi trong m.áu, dẫn đến mệt mỏi sau đó, theo Greatist.

Khắc phục: Để có năng lượng bền vững, chọn carb kết hợp protein và chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn với bơ hạt, trái cây…

6. Vấn đề ở ruột

Một nghiên cứu trên bệnh nhân nhạy cảm với thực phẩm và hội chứng ruột kích thích cho thấy họ có nhiều khả năng cảm thấy các triệu chứng mệt mỏi, và được xác định với các tuyên bố sau:

– Các sự kiện hằng ngày bình thường rất căng thẳng đối với tôi.

– Tôi không thể cung cấp nhiều hỗ trợ về mặt cảm xúc cho gia đình như tôi nên làm.

– Tôi phải giảm bớt khối lượng công việc và trách nhiệm của mình.

– Tôi không thể hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực thể chất.

Nghe có vẻ quen? Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn khó chịu thì chúng sẽ góp phần vào sự mệt mỏi mạn tính của bạn.

Nếu có những triệu chứng này sau khi ăn các loại thực phẩm cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về tình trạng không dung nạp thực phẩm: đầy hơi, đau nửa đầu, đau đầu, khò khè, sổ mũi, đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt, dị ứng, cảm thấy hơi mệt/khó chịu trong cơ thể.

Khắc phục: Điều trị không dung nạp thực phẩm có thể cải thiện mức năng lượng và sức khỏe tổng thể của bạn.

7. Đồng hồ sinh học

Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 giờ/đêm. Nếu thường xuyên không ngủ đủ giấc, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, trầm cảm, suy giảm chức năng miễn dịch, tăng đau, suy giảm chức năng…, theo Greatist.

Khắc phục: Làm thế nào để tạo nhịp sinh học đều đặn?

– Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày (cả cuối tuần).

– Giới hạn ngủ trưa chỉ từ 15 – 20 phút.

– Thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng nào đó sau bữa tối.

– Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

– Tránh vọc điện thoại, máy tính 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.

– Giữ cho phòng ngủ tối.

8. Nạp năng lượng

Chế độ ăn thiếu calo có khả năng thiếu vi chất dinh dưỡng giữ cho hệ thống của bạn hoạt động tốt. Hạn chế calo làm giảm mức năng lượng và ức chế các chức năng khỏe mạnh của cơ thể. Chế độ ăn kiêng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm suy yếu quá trình trao đổi chất, theo Greatist.

Khắc phục: Ăn no, ăn đủ chất, đủ calo để cơ thể dồi dào sức sống.

9. Protein

Trong một nghiên cứu, sinh viên đại học Hàn Quốc ăn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và đậu hơn 2 lần/ngày thì mức độ mệt mỏi thấp hơn và ngược lại, theo Greatist.

Khắc phục: Cố gắng ăn protein chất lượng cao như cá (đặc biệt là những loại giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ albacore và cá trích), gà không da, sản phẩm sữa, đậu, các loại hạt.

10. Nước

Nước rất quan trọng đối với mọi bộ phận của cơ thể, do đó, mất nước sẽ khiến bạn uể oải.

Khắc phục: Cảnh giác với các triệu chứng mất nước (khát, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đi tiểu giảm). Uống nước nhiều hơn để chống lại sự mệt mỏi, ngay cả khi bạn không tập thể thao.

Những tình trạng y tế khác cũng có thể gây ra mệt mỏi bất thường

Ghé thăm bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây đang làm bạn suy sụp: thiếu m.áu, chứng ngưng thở lúc ngủ, suy giáp, bệnh celiac, hội chứng mệt mỏi mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh sốt tuyến/viêm họng bạch cầu (glandular fever), phiền muộn, hội chứng chân không yên, lo âu, theo Greatist.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *